Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213
 

THÔNG BÁO TUYÊN TRUYỀN

Về việc tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo đợt I năm 2024.

 

             Kính thưa: toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn xã Tùng Lâm.

 

             Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn phải điều trị bệnh Dại; trong 02 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 47 ổ bệnh Dại trên động vật tại 22 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người ở 14 tỉnh, thành phố, số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, đã xảy ra 04 ổ bệnh Dại, làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm; hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân. Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn năm 2023 có khoảng 830 người, riêng trong 02 tháng đầu năm 2024 đã có 66 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại. Đặc biệt trong thời gian vừa qua trên địa bàn xã cụ thể là ở thôn Thế Vinh đã xuất hiện một số con chó có triệu chứng bị bệnh dại, đã cắn một số con chó khác chết và hiện tại con chó đó đã bỏ đi. UBND xã đã cử cán bộ về phối hợp với thôn Thế Vinh tổ chức tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.

       Thực hiện Công điện số 03/CĐUBND ngày 25/3/2024 của UBND thị xã Nghi Sơn về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thị xã và Công văn số 1422/SNN&PTPT- CNTY ngày 21/3/2024 của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân  xã yêu cầu các ông Trưởng thôn, các ban ngành, đoàn thể các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm  Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo với  các biện pháp sau:

         - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị động vật, đặc biệt là chó, mèo cắn; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại, biện pháp phòng bệnh, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại. Phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

         - Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo (báo cáo về UBND xã  tổng hợp); hướng dẫn, yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo và động vật khác có nguy cơ gây bệnh cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại; không để chó, mèo thả rông, khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, nơi đông người, phải quản lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người xung quanh (đặc biệt đối với chó phải được đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt) và bảo đảm vệ sinh môi trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

         Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người, là mối nguy hiểm tiềm tàng ngay bên cạnh chúng ta nếu còn chủ quan và thiếu ý thức trong việc nuôi và tiếp cận với vật nuôi. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy hành động ngay…vì chính sức khoẻ của chúng ta, vì người thân và vì cộng đồng quanh ta! Phòng chống bệnh dại: Quan trọng là ý thức của người dân!

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

* Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

* Đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp người nuôi chó không tuân thủ quy định dẫn đến chó cắn chết người thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, chịu trách nhiệm bồi thường dân sự thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vô ý làm chết người" theo Khoản1, Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt có thể đến 05 năm tù.

Vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân, của người thân trong gia đình và của cộng đồng, đồng thời, bảo vệ đàn chó, mèo vật nuôi. Bệnh Dại rất nguy hiểm, quan trọng là Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN. Khi bị chó, mèo cắn mọi người hãy đừng chủ quan, đừng im lặng bỏ qua cơ hội vàng phòng, chống bệnh Dại, hãy chủ động thực hiện sơ cứu và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh Dại. Một điều nữa là vắc-xin phòng chống bệnh Dại – cũng giống như các loại vắc -xin khác không độc hại, hãy tiêm vắc-xin sớm nhất có thể để tự cứu mình và cứu người.

Các hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn xã Tùng Lâm hãy tích cực hưởng ứng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo năm 2024  để đảm bảo cho mỗi chúng ta và cộng đồng sống trong một môi trường an toàn với mục tiêu SỨC KHOẺ LÀ TRÊN HẾT.

- Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, mèo, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; phối hợp điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định.

         Năm 2024 được quốc hội, chính phủ và tỉnh Thanh Hoá coi là năm cao điểm về phòng chống bệnh dại cho đàn chó, mèo, hiện nay thời tiết chưa bước vào mùa nắng nóng nhưng đã xuất hiện bệnh dại ở chó đối với một số tỉnh thành, riêng đối với Thanh hoá đã xuất hiện ở một số huyện, thị và đã làm chết 02 người. dự báo năm 2024 thời tiết sẽ nắng nóng nhiều và kéo dài dẫn đến rất rễ gây ra bệnh dại ở đàn chó, mèo. Vì vậy tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh  dại tốt nhất  cho đàn chó, mèo không gây hại đến sức khoẻ của con người và không làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình. Đề nghị mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo đảm bảo theo đúng quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC