Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Ngày 15/03/2023 09:48:43

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG



BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. “Sự cố” ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chất lượng phương tiện giao thông không đảm bảo, thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. v.v.

Cần phải nhận thức được một điều là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của chính những người tham gia giao thông không đảm bảo theo quy định dẫn đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông như vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định.... Không chỉ vậy, ý thức về văn hóa giao thông của con người còn rất hạn chế. Những người tham gia giao thông nhưng không hề trang bị cho bản thân những kiến thức, những kỹ năng về luật giao thông. Và quan trọng hơn, họ quên đi trách nhiệm, phép lịch sự của người làm chủ tay lái, cho nên những hành vi trái luật như sử dụng rượu bia, chạy xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không đúng quy định,... đã gây ra tai nạn giao thông nhan nhản xảy ra hằng ngày.

Con người là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và chính con người phải gánh chịu hậu quả. Vậy, mỗi chúng ta, hãy suy nghĩ và hành động như thế nào để chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Để giảm bớt tai nạn giao thông không phải chỉ bằng lời nói "tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông" và "tôi sẽ tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện" mà chúng ta phải thể hiện bằng những hành động, những việc làm cụ thể.

Muốn vậy: Thứ nhất: mỗi người dân chúng ta cần phải học luật và nhớ luật giao thông , thực hiện đúng luật an toàn giao thông ngay từ bây giờ; Thứ hai: mỗi người dân chúng ta cần có ý thức khi tham gia giao thông, khi đi đường các bạn cần phải đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang, khi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau, không chạy băng qua đường, ngồi xe máy phải đội mủ bảo hiểm, không thả trâu bò

Đồng thời mỗi người dân hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông.

Kính thưa toàn thể nhân dân

Chúng ta hãy ngặn chăn tai nạn giao thông bằng những hành động thiết thực để mỗi con đường đi là con đường an toàn, con đường bình yên chứ không phải là những cung đường của tử thần.

Và: Hãy chung tay “Vì một Việt Nam không tai nạn giao thông .
coppy

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Đăng lúc: 15/03/2023 09:48:43 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG



BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. “Sự cố” ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chất lượng phương tiện giao thông không đảm bảo, thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. v.v.

Cần phải nhận thức được một điều là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của chính những người tham gia giao thông không đảm bảo theo quy định dẫn đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông như vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định.... Không chỉ vậy, ý thức về văn hóa giao thông của con người còn rất hạn chế. Những người tham gia giao thông nhưng không hề trang bị cho bản thân những kiến thức, những kỹ năng về luật giao thông. Và quan trọng hơn, họ quên đi trách nhiệm, phép lịch sự của người làm chủ tay lái, cho nên những hành vi trái luật như sử dụng rượu bia, chạy xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không đúng quy định,... đã gây ra tai nạn giao thông nhan nhản xảy ra hằng ngày.

Con người là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và chính con người phải gánh chịu hậu quả. Vậy, mỗi chúng ta, hãy suy nghĩ và hành động như thế nào để chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Để giảm bớt tai nạn giao thông không phải chỉ bằng lời nói "tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông" và "tôi sẽ tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện" mà chúng ta phải thể hiện bằng những hành động, những việc làm cụ thể.

Muốn vậy: Thứ nhất: mỗi người dân chúng ta cần phải học luật và nhớ luật giao thông , thực hiện đúng luật an toàn giao thông ngay từ bây giờ; Thứ hai: mỗi người dân chúng ta cần có ý thức khi tham gia giao thông, khi đi đường các bạn cần phải đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang, khi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau, không chạy băng qua đường, ngồi xe máy phải đội mủ bảo hiểm, không thả trâu bò

Đồng thời mỗi người dân hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông.

Kính thưa toàn thể nhân dân

Chúng ta hãy ngặn chăn tai nạn giao thông bằng những hành động thiết thực để mỗi con đường đi là con đường an toàn, con đường bình yên chứ không phải là những cung đường của tử thần.

Và: Hãy chung tay “Vì một Việt Nam không tai nạn giao thông .
coppy

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC