Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 7 tác động lớn tới doanh nghiệp

Ngày 09/04/2024 10:00:00

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chuyển đổi số không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là một thực tế đang định hình lại cách doanh nghiệp quản lý và thực hiện công việc kinh doanh.

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 7 tác động lớn tới doanh nghiệp

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chuyển đổi số không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là một thực tế đang định hình lại cách doanh nghiệp quản lý và thực hiện công việc kinh doanh. Bài viết này, 1Office sẽ chia sẻ tới bạn về chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì và 7 tác động quan trọng mà quá trình này đang mang lại.

1. Vì sao chuyển đổi số trở thành xu hướng không thể đảo ngược?

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022, có tới 98% doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đây là con số tích cực, cho thấychuyển đổi sốđang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến xu hướng tất yếu này:

Sự tác động của công nghệ:Công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển với tốc độ chóng mặt đã mở ra nhiều cơ hội mới. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến quản lý, giáo dục, y tế.

Nhu cầu của khách hàng:Xã hội ngày càng phát triển, con người có nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống, sự tiện lợi và hiệu quả. Chuyển đổi số có thể đáp ứng được những nhu cầu này giúp các cá nhân có thể tiếp cận thông tin, dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện và mọi lúc mọi nơi.

Áp lực cạnh tranh cao:Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Vì thế nhà lãnh đạo cần phải biết nắm bắt cơ hội để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.

Chính sách của Chính phủ:Chính phủ các nước trên thế giới đều coi chuyển đổi số là một trong những ưu tiên hàng đầu. Việt Nam đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực và tạo ra động lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Tóm lại, chuyển đổi số đã trở thành một bước không thể thiếu để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

2. Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì?

Chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi rõ rệt đến các khía cạnh của đời sống, kinh tế và xã hội. Nó tác động đến mọi mặt của cuộc sống từ cách chúng ta làm việc, giải trí đến cách chúng ta mua sắm và giao tiếp. Đồng thời sự thay đổi đó cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới cho từng tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

2.1. Đối với Chính phủ

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức hoạt động của Chính phủ đồng thời thay đổi nhận thức của những người đứng đầu quốc gia – người có quyền quyết định hướng đi của đất nước. Điều này mang lại hiệu quả và lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với Chính phủ:

- Tăng cường kết nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và người dân: Bằng việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và minh bạch giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Tăng cường quản lý điều hành: Chuyển đổi số giúp tự động hóa các quy trình từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, nắm bắt thông tin nhanh chóng và đưa ra các quyết định chính sách hiệu quả hơn.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Chuyển đổi số giúp Chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và tăng cường phát triển kinh tế – xã hội.

2.2. Đối với doanh nghiệp

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Cụ thể chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với doanh nghiệp:

- Tăng cường hiệu quả hoạt động: Như tự động hóa các quy trình giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống CRM để quản lý khách hàng, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa các quy trình sản xuất.

- Mở rộng thị trường: CĐS đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, đối tác trên toàn cầu, đồng thời góp phần vào việc mở rộng thị trường, thúc đẩy doanh thu. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến hoặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

- Tạo ra giá trị mới: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới lạ, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển các sản phẩm cá nhân hóa.

2.3. Đối với người tiêu dùng

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức sống, làm việc và giải trí của người tiêu dùng mang lại nhiều tiện lợi và lựa chọn mới cho họ. Vậy quá trình chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với người tiêu dùng?

- Tăng cường sự tiện lợi khi tiếp cận thông tin, mua sắm và sử dụng các dịch vụ hoàn toàn qua mạng, dù ở bất kỳ đâu.

- Tăng cường giáo dục và đào tạo nhờ việc người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn học liệu phong phú, đa dạng hơn.

- Chuyển đổi số đang giúp người tiêu dùng kết nối với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua nhiều nền tảng và ứng dụng.

Tóm lại, chuyển đổi số là một xu hướng không thể đảo ngược, chúng đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống của chúng ta trong những năm tới. Các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị cho những thay đổi này để có thể nắm bắt và tận dụng tối đa những lợi ích của chuyển đổi số.

3. Tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động doanh nghiệp

3.1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn, thuận tiện và cá nhân hóa hơn. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR)… có thể được sử dụng để nâng cao chất lượngdịch vụ khách hàng.

Cụ thể như, việc tự động hóa quy trình hoạt động sẽ giúp nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc có tính sáng tạo và các hoạt động tương tác với khách hàng. Đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng mạng lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.

3.2. Nâng cao hiệu suất toàn doanh nghiệp

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình hoạt động từ đó nâng cao hiệu suất toàn doanh nghiệp. Các công nghệ số có thể được sử dụng để tự động hóa các quy trình kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh. Hoặc sử dụng công nghệ để phân tích dữ liệu, hỗ trợ dự đoán xu hướng và đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

3.3. Giảm thiểu chi phí vận hành

Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành thông qua tự động hóa các quy trình kinh doanh giúp giảm thiểu nguồn nhân lực cần thiết. Sử dụng các nền tảng đám mây để tiết kiệm chi phí đầu tư vào phần cứng và phần mềm.

Ngoài ra, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp giảm bớt các thao tác thủ công, cải thiện hiệu quả và hiệu suất hoạt động. Từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.4. Khai thác và quản lý dữ liệu hiệu quả

Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn, bằng việc lưu trữ và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hoạt động doanh nghiệp và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

3.5. Cải thiện khả năng tương tác nội bộ

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tương tác nội bộ, thúc đẩy sự tương tác giữa các phòng ban, nhân viên dễ dàng trao đổi thông tin và phối hợp với nhau hiệu quả hơn. Từ đó tạo ra sự gắn kết, đồng lòng trong doanh nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt, góp phần thu hút và giữ chân nhân tài.

Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm mạng nội bộ 1Office để các cá nhân, phòng ban, đội nhóm có thể trao đổi thông tin và làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.

3.6. Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp

Chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời làm tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Bảo vệ dữ liệu và một vấn đề vô cùng quan trọng, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về bảo mật cho từng nhân viên. Đồng thời, sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bảo mật thông tin và tránh rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp.

3.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Chuyển đổi số giúp mọi doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và công nghệ, từ đó tạo điều kiện để họ mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và tránh tụt lại phía sau.

Ngoài ra nhờ việc tối ưu hóa quy trình làm việc, tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ số, đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và dịch vụ khách hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí.

4. Top 7 xu hướng chuyển đổi số nổi bật tại Việt Nam

4.1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tự động hóa các tác vụ, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định một cách thông minh. AI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được tiềm năng của trí tuệ nhân tạo và bắt đầu ứng dụng AI vào các hoạt động kinh doanh của mình. Một số ứng dụng AI phổ biến trong doanh nghiệp bao gồm:

- Tự động hóa quy trình

- Phân tích dữ liệu

- Hỗ trợ khách hàng

- Tăng cường bảo mật

4.2. Công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT)

Công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT) là những công nghệ mới nổi đang có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh. 5G cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn so với các thế hệ mạng trước. IoT cho phép các thiết bị kết nối với nhau và với internet, tạo ra các mạng lưới kết nối thông minh.

Ở nước ta, 5G và IoT đang được triển khai thử nghiệm và dự kiến sẽ được thương mại hóa trong thời gian tới. Khi 5G và IoT được triển khai rộng rãi, các doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng những công nghệ này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường kết nối với khách hàng.

4.3. Tự động hóa trong hoạt động kinh doanh

Hiện nay, tự động hóa (BPA) đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó phổ biến hơn cả là tự động hóa các hoạt động kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, việc áp dụng tự động hóa cần được triển khai trong một thời gian dài để có thể thích ứng và mang lại hiệu quả tối đa cho các hoạt động kinh doanh của mình. Một số hoạt động có thể áp dụng tự động hóa trong doanh nghiệp bao gồm:

- Quản lý công việc

- Quản lý kho hàng

- Quản lý sản xuất

- Quản lý tài chính

- Quản lý nhân sự

4.4. Tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

Trong thời đại công nghệ số, bảo mật dữ liệu và an ninh mạng là một vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả để bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình khỏi các cuộc tấn công mạng. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được tầm quan trọng của bảo mật dữ liệu và đang tăng cường các biện pháp bảo mật dữ liệu của mình.

4.5. Quản lý dữ liệu trên nền tảng và ứng dụng

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu là một tài sản quý giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có các giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả để khai thác tối đa giá trị của dữ liệu.

Ngày nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang các nền tảng và ứng dụng quản lý dữ liệu. Các nền tảng và ứng dụng này giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

4.6. Phương thức thanh toán không tiếp xúc

Phương thức thanh toán không tiếp xúc đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho người dùng. Ở Việt Nam, phương thức thanh toán không tiếp xúc đang được sử dụng ngày càng phổ biến và đa dạng, chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn có thể mua sắm và thanh toán trực tuyến mà không cần dùng đến tiền mặt. Một số phương thức thanh toán không tiếp xúc phổ biến tại Việt Nam bao gồm: thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán bằng ví điện tử như Apple Pay, ZaloPay, MoMo,…

4.7. Ứng dụng các phần mềm quản trị toàn diện

Các phần mềm quản trị toàn diện (ERP) là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh của mình một cách tập trung và hiệu quả nhất. Đây là một phần mềm quản trị toàn diện giải quyết mọi bài toán về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Hiện nay trong nhiều doanh nghiệp, việc sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ gây ra nhiều bất tiện trong việc quản lý như dữ liệu phân mảnh, nhiều thao tác thủ công, rườm rà, không có sự liên kết trong công việc,… dẫn đến việc tốn kém nhiều chi phí và công sức để sử dụng phần mềm nhưng không mang lại kết quả. Thì đối vớiphần mềm quản trị doanh nghiệpcho phép quản lý mọi hoạt động trên một nền tảng duy nhất, chỉ cần kết nối Internet.

Phần mềm 1Officehỗ trợ quản lý mọi nghiệp vụ doanh nghiệp từ dự án, công việc, nhân sự, khách hàng, thu chi,… Đồng thời quản lý dữ liệu tập trung, đồng bộ dữ liệu, dễ dàng kết nối quy trình và các phòng ban sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng năng lực cạnh tranh.

5. Giải pháp chuyển đổi số toàn diện – hiệu quả cho các doanh nghiệp

1Office là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP) được phát triển bởi Công ty Cổ phần 1Office. Nền tảng được thiết kế để giúp mọi quy mô và loại hình doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh của mình, từ hoạt động bán hàng, marketing, sản xuất, tài chính, nhân sự đến quản lý khách hàng, dự án,…

Tự hào là đơn vị đã triển khai thành công cho hơn 5000 doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực tại Việt Nam. 1Office đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số bền vững, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm này như:

- Đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp, nhà quản trị có thể lựa chọn tính năng phù hợp với nhu cầu của mình để tiết kiệm chi phí.

- Phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp từ quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý công việc, truyền thông nội bộ,… trên 1 nền tảng duy nhất.

- Giá thành hợp lý, phần mềm tính phí chính xác trên từng người dùng và tính năng mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

- Giao diện đơn giản, dễ dàng thao tác sử dụng, loại bỏ nỗi lo nhân viên khó áp dụng và thao tác trên phần mềm.

Với những giải pháp quản lý toàn diện và hiệu quả, 1Office được đánh giá là một giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp. Nhận bản dùng thử miễn phí phần mềm để:

- Tự động hóa quy trình doanh nghiệp giúp giảm thiểu sai sót, tăng tốc độ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

- Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, từ đó cung cấp cho các nhà quản lý một cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn.

- Tăng cường khả năng cộng tác giữa các cá nhân, phòng ban góp phần thúc đẩy sự phối hợp và hiệu quả trong công việc.

Nguồn: Chuyển đổi số Quốc gia

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 7 tác động lớn tới doanh nghiệp

Đăng lúc: 09/04/2024 10:00:00 (GMT+7)

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chuyển đổi số không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là một thực tế đang định hình lại cách doanh nghiệp quản lý và thực hiện công việc kinh doanh.

Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì? 7 tác động lớn tới doanh nghiệp

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, chuyển đổi số không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là một thực tế đang định hình lại cách doanh nghiệp quản lý và thực hiện công việc kinh doanh. Bài viết này, 1Office sẽ chia sẻ tới bạn về chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì và 7 tác động quan trọng mà quá trình này đang mang lại.

1. Vì sao chuyển đổi số trở thành xu hướng không thể đảo ngược?

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022, có tới 98% doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đây là con số tích cực, cho thấychuyển đổi sốđang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến xu hướng tất yếu này:

Sự tác động của công nghệ:Công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển với tốc độ chóng mặt đã mở ra nhiều cơ hội mới. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến quản lý, giáo dục, y tế.

Nhu cầu của khách hàng:Xã hội ngày càng phát triển, con người có nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống, sự tiện lợi và hiệu quả. Chuyển đổi số có thể đáp ứng được những nhu cầu này giúp các cá nhân có thể tiếp cận thông tin, dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện và mọi lúc mọi nơi.

Áp lực cạnh tranh cao:Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Vì thế nhà lãnh đạo cần phải biết nắm bắt cơ hội để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.

Chính sách của Chính phủ:Chính phủ các nước trên thế giới đều coi chuyển đổi số là một trong những ưu tiên hàng đầu. Việt Nam đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực và tạo ra động lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Tóm lại, chuyển đổi số đã trở thành một bước không thể thiếu để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

2. Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì?

Chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi rõ rệt đến các khía cạnh của đời sống, kinh tế và xã hội. Nó tác động đến mọi mặt của cuộc sống từ cách chúng ta làm việc, giải trí đến cách chúng ta mua sắm và giao tiếp. Đồng thời sự thay đổi đó cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới cho từng tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

2.1. Đối với Chính phủ

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức hoạt động của Chính phủ đồng thời thay đổi nhận thức của những người đứng đầu quốc gia – người có quyền quyết định hướng đi của đất nước. Điều này mang lại hiệu quả và lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với Chính phủ:

- Tăng cường kết nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và người dân: Bằng việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và minh bạch giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Tăng cường quản lý điều hành: Chuyển đổi số giúp tự động hóa các quy trình từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, nắm bắt thông tin nhanh chóng và đưa ra các quyết định chính sách hiệu quả hơn.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Chuyển đổi số giúp Chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và tăng cường phát triển kinh tế – xã hội.

2.2. Đối với doanh nghiệp

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Cụ thể chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với doanh nghiệp:

- Tăng cường hiệu quả hoạt động: Như tự động hóa các quy trình giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống CRM để quản lý khách hàng, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa các quy trình sản xuất.

- Mở rộng thị trường: CĐS đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, đối tác trên toàn cầu, đồng thời góp phần vào việc mở rộng thị trường, thúc đẩy doanh thu. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến hoặc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

- Tạo ra giá trị mới: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới lạ, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển các sản phẩm cá nhân hóa.

2.3. Đối với người tiêu dùng

Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách thức sống, làm việc và giải trí của người tiêu dùng mang lại nhiều tiện lợi và lựa chọn mới cho họ. Vậy quá trình chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì đối với người tiêu dùng?

- Tăng cường sự tiện lợi khi tiếp cận thông tin, mua sắm và sử dụng các dịch vụ hoàn toàn qua mạng, dù ở bất kỳ đâu.

- Tăng cường giáo dục và đào tạo nhờ việc người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn học liệu phong phú, đa dạng hơn.

- Chuyển đổi số đang giúp người tiêu dùng kết nối với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua nhiều nền tảng và ứng dụng.

Tóm lại, chuyển đổi số là một xu hướng không thể đảo ngược, chúng đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống của chúng ta trong những năm tới. Các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị cho những thay đổi này để có thể nắm bắt và tận dụng tối đa những lợi ích của chuyển đổi số.

3. Tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động doanh nghiệp

3.1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn, thuận tiện và cá nhân hóa hơn. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR)… có thể được sử dụng để nâng cao chất lượngdịch vụ khách hàng.

Cụ thể như, việc tự động hóa quy trình hoạt động sẽ giúp nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc có tính sáng tạo và các hoạt động tương tác với khách hàng. Đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng mạng lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.

3.2. Nâng cao hiệu suất toàn doanh nghiệp

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình hoạt động từ đó nâng cao hiệu suất toàn doanh nghiệp. Các công nghệ số có thể được sử dụng để tự động hóa các quy trình kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh. Hoặc sử dụng công nghệ để phân tích dữ liệu, hỗ trợ dự đoán xu hướng và đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

3.3. Giảm thiểu chi phí vận hành

Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành thông qua tự động hóa các quy trình kinh doanh giúp giảm thiểu nguồn nhân lực cần thiết. Sử dụng các nền tảng đám mây để tiết kiệm chi phí đầu tư vào phần cứng và phần mềm.

Ngoài ra, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp giảm bớt các thao tác thủ công, cải thiện hiệu quả và hiệu suất hoạt động. Từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.4. Khai thác và quản lý dữ liệu hiệu quả

Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn, bằng việc lưu trữ và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hoạt động doanh nghiệp và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

3.5. Cải thiện khả năng tương tác nội bộ

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tương tác nội bộ, thúc đẩy sự tương tác giữa các phòng ban, nhân viên dễ dàng trao đổi thông tin và phối hợp với nhau hiệu quả hơn. Từ đó tạo ra sự gắn kết, đồng lòng trong doanh nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt, góp phần thu hút và giữ chân nhân tài.

Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm mạng nội bộ 1Office để các cá nhân, phòng ban, đội nhóm có thể trao đổi thông tin và làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.

3.6. Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp

Chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời làm tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Bảo vệ dữ liệu và một vấn đề vô cùng quan trọng, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về bảo mật cho từng nhân viên. Đồng thời, sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bảo mật thông tin và tránh rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp.

3.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Chuyển đổi số giúp mọi doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và công nghệ, từ đó tạo điều kiện để họ mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và tránh tụt lại phía sau.

Ngoài ra nhờ việc tối ưu hóa quy trình làm việc, tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ số, đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và dịch vụ khách hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí.

4. Top 7 xu hướng chuyển đổi số nổi bật tại Việt Nam

4.1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tự động hóa các tác vụ, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định một cách thông minh. AI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được tiềm năng của trí tuệ nhân tạo và bắt đầu ứng dụng AI vào các hoạt động kinh doanh của mình. Một số ứng dụng AI phổ biến trong doanh nghiệp bao gồm:

- Tự động hóa quy trình

- Phân tích dữ liệu

- Hỗ trợ khách hàng

- Tăng cường bảo mật

4.2. Công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT)

Công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT) là những công nghệ mới nổi đang có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh. 5G cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn so với các thế hệ mạng trước. IoT cho phép các thiết bị kết nối với nhau và với internet, tạo ra các mạng lưới kết nối thông minh.

Ở nước ta, 5G và IoT đang được triển khai thử nghiệm và dự kiến sẽ được thương mại hóa trong thời gian tới. Khi 5G và IoT được triển khai rộng rãi, các doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng những công nghệ này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường kết nối với khách hàng.

4.3. Tự động hóa trong hoạt động kinh doanh

Hiện nay, tự động hóa (BPA) đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó phổ biến hơn cả là tự động hóa các hoạt động kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, việc áp dụng tự động hóa cần được triển khai trong một thời gian dài để có thể thích ứng và mang lại hiệu quả tối đa cho các hoạt động kinh doanh của mình. Một số hoạt động có thể áp dụng tự động hóa trong doanh nghiệp bao gồm:

- Quản lý công việc

- Quản lý kho hàng

- Quản lý sản xuất

- Quản lý tài chính

- Quản lý nhân sự

4.4. Tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

Trong thời đại công nghệ số, bảo mật dữ liệu và an ninh mạng là một vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả để bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình khỏi các cuộc tấn công mạng. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được tầm quan trọng của bảo mật dữ liệu và đang tăng cường các biện pháp bảo mật dữ liệu của mình.

4.5. Quản lý dữ liệu trên nền tảng và ứng dụng

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu là một tài sản quý giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có các giải pháp quản lý dữ liệu hiệu quả để khai thác tối đa giá trị của dữ liệu.

Ngày nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang các nền tảng và ứng dụng quản lý dữ liệu. Các nền tảng và ứng dụng này giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

4.6. Phương thức thanh toán không tiếp xúc

Phương thức thanh toán không tiếp xúc đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho người dùng. Ở Việt Nam, phương thức thanh toán không tiếp xúc đang được sử dụng ngày càng phổ biến và đa dạng, chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn có thể mua sắm và thanh toán trực tuyến mà không cần dùng đến tiền mặt. Một số phương thức thanh toán không tiếp xúc phổ biến tại Việt Nam bao gồm: thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán bằng ví điện tử như Apple Pay, ZaloPay, MoMo,…

4.7. Ứng dụng các phần mềm quản trị toàn diện

Các phần mềm quản trị toàn diện (ERP) là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh của mình một cách tập trung và hiệu quả nhất. Đây là một phần mềm quản trị toàn diện giải quyết mọi bài toán về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Hiện nay trong nhiều doanh nghiệp, việc sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ gây ra nhiều bất tiện trong việc quản lý như dữ liệu phân mảnh, nhiều thao tác thủ công, rườm rà, không có sự liên kết trong công việc,… dẫn đến việc tốn kém nhiều chi phí và công sức để sử dụng phần mềm nhưng không mang lại kết quả. Thì đối vớiphần mềm quản trị doanh nghiệpcho phép quản lý mọi hoạt động trên một nền tảng duy nhất, chỉ cần kết nối Internet.

Phần mềm 1Officehỗ trợ quản lý mọi nghiệp vụ doanh nghiệp từ dự án, công việc, nhân sự, khách hàng, thu chi,… Đồng thời quản lý dữ liệu tập trung, đồng bộ dữ liệu, dễ dàng kết nối quy trình và các phòng ban sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng năng lực cạnh tranh.

5. Giải pháp chuyển đổi số toàn diện – hiệu quả cho các doanh nghiệp

1Office là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP) được phát triển bởi Công ty Cổ phần 1Office. Nền tảng được thiết kế để giúp mọi quy mô và loại hình doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh của mình, từ hoạt động bán hàng, marketing, sản xuất, tài chính, nhân sự đến quản lý khách hàng, dự án,…

Tự hào là đơn vị đã triển khai thành công cho hơn 5000 doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực tại Việt Nam. 1Office đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số bền vững, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm này như:

- Đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp, nhà quản trị có thể lựa chọn tính năng phù hợp với nhu cầu của mình để tiết kiệm chi phí.

- Phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp từ quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý công việc, truyền thông nội bộ,… trên 1 nền tảng duy nhất.

- Giá thành hợp lý, phần mềm tính phí chính xác trên từng người dùng và tính năng mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

- Giao diện đơn giản, dễ dàng thao tác sử dụng, loại bỏ nỗi lo nhân viên khó áp dụng và thao tác trên phần mềm.

Với những giải pháp quản lý toàn diện và hiệu quả, 1Office được đánh giá là một giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp. Nhận bản dùng thử miễn phí phần mềm để:

- Tự động hóa quy trình doanh nghiệp giúp giảm thiểu sai sót, tăng tốc độ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

- Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, từ đó cung cấp cho các nhà quản lý một cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn.

- Tăng cường khả năng cộng tác giữa các cá nhân, phòng ban góp phần thúc đẩy sự phối hợp và hiệu quả trong công việc.

Nguồn: Chuyển đổi số Quốc gia

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC