Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024

Ngày 25/03/2024 11:24:10

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu UBND xã, của cán bộ, công chức xã về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc; tiếp tục mở rộng, triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”; gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cán bộ công chức cần nhận thức đầy đủ, xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính trong từng lĩnh vực; xác định rõ kết quả, thời gian hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm cán bộ chủ trì và cán bộ phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. UBND xã Tùng Lâm triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:

1. Cải cách thể chế

- Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Ban hành kịp thời, đúng hạn các văn bản thuộc thẩm quyền.

- Xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024; kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2024; Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 và tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã năm 2024.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn xã.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình theo dõi thi hành pháp luật (báo cáo 6 tháng và báo cáo năm); Báo cáo năm về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024.

- Thực hiện đồng bộ các hoạt động theo dõi, thi hành pháp luật; thường xuyên kiểm tra việc theo dõi, thi hành pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Triển khai 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Trung ương, của tỉnh, của thị xã được cụ thể hóa hoặc triển khai kịp thời; 100% văn bản QPPL của xã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, phù hợp với quy định của Trung ương, văn bản QPPL mới ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- 100% văn bản QPPL phát hiện sai phạm qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% văn bản QPPL được xử lý hoặc kiến nghị xử lý sau rà soát. 100% các văn bản QPPL về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức và người dân. Công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2023 và các danh mục văn bản hệ thống hóa kỳ 2019-2023.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.

- Tập trung giải quyết các TTHC, bảo đảm duy trì tỷ lệ giải quyết đúng hạn từ 98% trở lên; thực hiện rà soát, đưa 100% hồ sơ TTHC đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến toàn trình, trực tuyến một phần.

- Triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phát sinh mới có hiệu quả, bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC được cung cấp đồng thời cả bản điện tử.

- 100% TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của UBND xã được công khai, đầy đủ, đúng quy định.

- Đưa 100% TTHC ngành dọc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa của xã theo danh mục được phê duyệt.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết tại UBND xã được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, đồng bộ với Cổng dịch vụ công Quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các hình thức, quy trình tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Xử lý nghiêm đối với các cá nhân có yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung các giấy tờ ngoài quy định của thủ tục hành chính hoặc bổ sung các loại giấy tờ mà có thể sử dụng các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư để xác định nơi cư trú của công dân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

- Tăng cường giám sát của các cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã.

- Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động UBND xã.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cán bộ công chức chuyên môn thuộc UBND xã theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thành việc xây dựng và trình phê duyệt Đề án vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong UBND xã theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020, Thông tư của Bộ Nội vụ và các Bộ chuyên ngành hướng dẫn về vị trí việc làm.

- Triển khai thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã.

- Thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ năm.

4. Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng bảng mô tả công việc, khung năng lực theo từng vị trí việc làm của viên chức theo Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt.

- Tăng cường tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ công chức; trong đó có công chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo các quy định của pháp luật; chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, chú trọng kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra việc khắc phục tồn tại được chỉ ra từ đợt kiểm tra trước đây.

5. Cải cách tài chính công

Ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của UBND xã.

Đạt 100% giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN, quy định về sử dụng các nguồn tài chính.

Công khai minh bạch trong quản lý sử dụng tài chính công. Thực hiện chế độ báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024

Đăng lúc: 25/03/2024 11:24:10 (GMT+7)

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu UBND xã, của cán bộ, công chức xã về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc; tiếp tục mở rộng, triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”; gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cán bộ công chức cần nhận thức đầy đủ, xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính trong từng lĩnh vực; xác định rõ kết quả, thời gian hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm cán bộ chủ trì và cán bộ phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. UBND xã Tùng Lâm triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:

1. Cải cách thể chế

- Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Ban hành kịp thời, đúng hạn các văn bản thuộc thẩm quyền.

- Xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024; kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2024; Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 và tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn xã năm 2024.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn xã.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình theo dõi thi hành pháp luật (báo cáo 6 tháng và báo cáo năm); Báo cáo năm về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024.

- Thực hiện đồng bộ các hoạt động theo dõi, thi hành pháp luật; thường xuyên kiểm tra việc theo dõi, thi hành pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Triển khai 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Trung ương, của tỉnh, của thị xã được cụ thể hóa hoặc triển khai kịp thời; 100% văn bản QPPL của xã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, phù hợp với quy định của Trung ương, văn bản QPPL mới ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- 100% văn bản QPPL phát hiện sai phạm qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý; 100% văn bản QPPL được xử lý hoặc kiến nghị xử lý sau rà soát. 100% các văn bản QPPL về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức và người dân. Công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2023 và các danh mục văn bản hệ thống hóa kỳ 2019-2023.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025.

- Tập trung giải quyết các TTHC, bảo đảm duy trì tỷ lệ giải quyết đúng hạn từ 98% trở lên; thực hiện rà soát, đưa 100% hồ sơ TTHC đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến toàn trình, trực tuyến một phần.

- Triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phát sinh mới có hiệu quả, bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC được cung cấp đồng thời cả bản điện tử.

- 100% TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của UBND xã được công khai, đầy đủ, đúng quy định.

- Đưa 100% TTHC ngành dọc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa của xã theo danh mục được phê duyệt.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết tại UBND xã được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, đồng bộ với Cổng dịch vụ công Quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các hình thức, quy trình tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Xử lý nghiêm đối với các cá nhân có yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung các giấy tờ ngoài quy định của thủ tục hành chính hoặc bổ sung các loại giấy tờ mà có thể sử dụng các phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư để xác định nơi cư trú của công dân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

- Tăng cường giám sát của các cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã.

- Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động UBND xã.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cán bộ công chức chuyên môn thuộc UBND xã theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thành việc xây dựng và trình phê duyệt Đề án vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong UBND xã theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020, Thông tư của Bộ Nội vụ và các Bộ chuyên ngành hướng dẫn về vị trí việc làm.

- Triển khai thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã.

- Thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ năm.

4. Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng bảng mô tả công việc, khung năng lực theo từng vị trí việc làm của viên chức theo Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt.

- Tăng cường tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ công chức; trong đó có công chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo các quy định của pháp luật; chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, chú trọng kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra việc khắc phục tồn tại được chỉ ra từ đợt kiểm tra trước đây.

5. Cải cách tài chính công

Ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của UBND xã.

Đạt 100% giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN, quy định về sử dụng các nguồn tài chính.

Công khai minh bạch trong quản lý sử dụng tài chính công. Thực hiện chế độ báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC