Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ

Ngày 03/04/2024 09:06:00

tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ

Điện Biên Phủ, ngày 4/4/1954, tạm ngừng chiến đấu tại Đồi A1

4 giờ sáng ngày 4/4, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh ngừng chiến đấu và bàn giao nhiệm vụ phòng ngự cho đơn vị bạn. Đợt tiến công trên Đồi A1 tạm ngừng.

Về phía ta: 4 giờ sáng ngày 4/4, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh ngừng cuộc tiến công Đồi A1 , để lại một bộ phận nhỏ xây dựng trận địa vững chắc, bảo vệ phần đất đã chiếm để tiếp tục tiêu hao địch, rút đại bộ phận ra ngoài, chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Tại hướng Nam, Đại đoàn 304 nhận được lệnh bổ sung đạn để kiềm chế pháo binh từ Hồng Cúm, hạn chế hỏa lực địch bắn lên A1, tạo điều kiện cho quân ta củng cố trận địa đã chiếm trên cứ điểm này.

Cán bộ, chiến sĩ đọc Báo Quân đội nhân dân để biết thông tin từ chiến trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Cán bộ, chiến sĩ đọc Báo Quân đội nhân dân để biết thông tin từ chiến trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Tại hướng Tây, sau khi dùng phương pháp đánh lấn, tiêu diệt dần một số lô cốt địch, phá hàng rào thép gai và đào hào sát vị trí địch, Trung đoàn 36 được lệnh từ đánh giương công chuyển sang tiêu diệt cứ điểm 106. Quân ta hoàn thành trận đánh trong vòng 30 phút, sau đó bức 2 đại đội địch ở vị trí 311 đầu hàng. Sau này từ kinh nghiệm “đánh lấn” bằng đơn vị nhỏ của Trung đoàn 36 đã được phổ biến cho các đơn vị vận dụng rộng rãi trong toàn mặt trận.

Đêm 4/4, ta tiến công cứ điểm 105, quân ta đã tiêu diệt 3/4 cứ điểm, đến sáng địch cho 1 tiểu đoàn, 5 xe tăng phản kích từ Mường Thanh ra và bị ta tiêu diệt được một số. Nhưng đến 8 giờ, địch chiếm được lại cứ điểm 105.

Đợt tiến công thứ hai của quân ta vào khu Đông chấm dứt. Trong đợt này, quân ta đã tiêu diệt được khoảng 2.300 tên địch gồm 1 tiểu đoàn và 9 đại đội. Pháo cao xạ của ta đã hạ 4 máy bay địch.

- Tại Liên khu 5, ta phục kích diệt 6 xe và một số lính địch.

- Tại Hạ Lào, Liên quân Việt Lào phục kích đánh một tiểu đoàn địch ở km59 đường số 13, diệt 1 đại đội địch, phá hủy 30 xe cơ giới và 1 đại bác 105mm.

Về phía địch: Trong cuốn hồi ký của cựu tổng thống Mỹ Eisenhower đã viết: Ngày 4/4, Đại tá Brohong từ Đông Dương quay lại Paris. Mặc dù là ngày chủ nhật, nhưng viên đại tá vẫn tới gặp ngay Tổng Tham mưu trưởng Ély. Brohong cho biết Navarre lo ngại cuộc hành quân Vautour sẽ dẫn tới những phản ứng của không quân Trung Quốc. Nhưng tối hôm đó Ély lại nhận được bức điện khẩn của Navarre (viết đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/4): “Cuộc can thiệp mà đại tá Brohong đã nói với tôi chỉ có thể có một hiệu quả quyết định nếu được thực hiện trước cuộc tiến công cuối cùng của Việt Minh”. Ély đưa Brohong đi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Rene Pleven cùng với bức điện. Pleven không giải thích được sự mâu thuẫn này, dẫn cả hai người lên gặp Thủ tướng Pháp Joseph Laniel. Joseph Laniel quyết định triệu tập ngay cuộc họp Hội đồng chiến tranh tại điện Matignon.

Cuộc họp Hội đồng chiến tranh thấy cần dựa vào bức điện của Navarre đã gửi Ély, vì có thể đây là sự cân nhắc cuối cùng của Navarre, quyết định chính thức đề nghị Mỹ can thiệp bằng không quân. Nửa đêm, đại sứ Mỹ được mời đến. Laniel trình bày với đại sứ Mỹ là chỉ còn cách dùng máy bay hạng nặng để tiêu diệt những trận địa pháo của Việt Minh nằm sâu trong lòng đất trên những ngọn đồi quanh Tập đoàn cứ điểm mới cứu vãn được quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ . Đại sứ Mỹ nhận sẽ chuyển ngay đề nghị của Laniel cho Nhà Trắng. Ély cũng lập tức thông báo cho Valluy, người kế nhiệm mình ở bộ phận thường trực khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tại Lầu Năm góc quyết định mới của Thủ tướng Pháp, để tác động tới Radford càng nhanh càng tốt thực thi những biện pháp quân sự mới.

Nguồn: THÀNH VINH/qdnd.vn

tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ

Đăng lúc: 03/04/2024 09:06:00 (GMT+7)

tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng điện biên phủ

Điện Biên Phủ, ngày 4/4/1954, tạm ngừng chiến đấu tại Đồi A1

4 giờ sáng ngày 4/4, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh ngừng chiến đấu và bàn giao nhiệm vụ phòng ngự cho đơn vị bạn. Đợt tiến công trên Đồi A1 tạm ngừng.

Về phía ta: 4 giờ sáng ngày 4/4, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh ngừng cuộc tiến công Đồi A1 , để lại một bộ phận nhỏ xây dựng trận địa vững chắc, bảo vệ phần đất đã chiếm để tiếp tục tiêu hao địch, rút đại bộ phận ra ngoài, chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Tại hướng Nam, Đại đoàn 304 nhận được lệnh bổ sung đạn để kiềm chế pháo binh từ Hồng Cúm, hạn chế hỏa lực địch bắn lên A1, tạo điều kiện cho quân ta củng cố trận địa đã chiếm trên cứ điểm này.

Cán bộ, chiến sĩ đọc Báo Quân đội nhân dân để biết thông tin từ chiến trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Cán bộ, chiến sĩ đọc Báo Quân đội nhân dân để biết thông tin từ chiến trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Tại hướng Tây, sau khi dùng phương pháp đánh lấn, tiêu diệt dần một số lô cốt địch, phá hàng rào thép gai và đào hào sát vị trí địch, Trung đoàn 36 được lệnh từ đánh giương công chuyển sang tiêu diệt cứ điểm 106. Quân ta hoàn thành trận đánh trong vòng 30 phút, sau đó bức 2 đại đội địch ở vị trí 311 đầu hàng. Sau này từ kinh nghiệm “đánh lấn” bằng đơn vị nhỏ của Trung đoàn 36 đã được phổ biến cho các đơn vị vận dụng rộng rãi trong toàn mặt trận.

Đêm 4/4, ta tiến công cứ điểm 105, quân ta đã tiêu diệt 3/4 cứ điểm, đến sáng địch cho 1 tiểu đoàn, 5 xe tăng phản kích từ Mường Thanh ra và bị ta tiêu diệt được một số. Nhưng đến 8 giờ, địch chiếm được lại cứ điểm 105.

Đợt tiến công thứ hai của quân ta vào khu Đông chấm dứt. Trong đợt này, quân ta đã tiêu diệt được khoảng 2.300 tên địch gồm 1 tiểu đoàn và 9 đại đội. Pháo cao xạ của ta đã hạ 4 máy bay địch.

- Tại Liên khu 5, ta phục kích diệt 6 xe và một số lính địch.

- Tại Hạ Lào, Liên quân Việt Lào phục kích đánh một tiểu đoàn địch ở km59 đường số 13, diệt 1 đại đội địch, phá hủy 30 xe cơ giới và 1 đại bác 105mm.

Về phía địch: Trong cuốn hồi ký của cựu tổng thống Mỹ Eisenhower đã viết: Ngày 4/4, Đại tá Brohong từ Đông Dương quay lại Paris. Mặc dù là ngày chủ nhật, nhưng viên đại tá vẫn tới gặp ngay Tổng Tham mưu trưởng Ély. Brohong cho biết Navarre lo ngại cuộc hành quân Vautour sẽ dẫn tới những phản ứng của không quân Trung Quốc. Nhưng tối hôm đó Ély lại nhận được bức điện khẩn của Navarre (viết đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/4): “Cuộc can thiệp mà đại tá Brohong đã nói với tôi chỉ có thể có một hiệu quả quyết định nếu được thực hiện trước cuộc tiến công cuối cùng của Việt Minh”. Ély đưa Brohong đi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Rene Pleven cùng với bức điện. Pleven không giải thích được sự mâu thuẫn này, dẫn cả hai người lên gặp Thủ tướng Pháp Joseph Laniel. Joseph Laniel quyết định triệu tập ngay cuộc họp Hội đồng chiến tranh tại điện Matignon.

Cuộc họp Hội đồng chiến tranh thấy cần dựa vào bức điện của Navarre đã gửi Ély, vì có thể đây là sự cân nhắc cuối cùng của Navarre, quyết định chính thức đề nghị Mỹ can thiệp bằng không quân. Nửa đêm, đại sứ Mỹ được mời đến. Laniel trình bày với đại sứ Mỹ là chỉ còn cách dùng máy bay hạng nặng để tiêu diệt những trận địa pháo của Việt Minh nằm sâu trong lòng đất trên những ngọn đồi quanh Tập đoàn cứ điểm mới cứu vãn được quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ . Đại sứ Mỹ nhận sẽ chuyển ngay đề nghị của Laniel cho Nhà Trắng. Ély cũng lập tức thông báo cho Valluy, người kế nhiệm mình ở bộ phận thường trực khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tại Lầu Năm góc quyết định mới của Thủ tướng Pháp, để tác động tới Radford càng nhanh càng tốt thực thi những biện pháp quân sự mới.

Nguồn: THÀNH VINH/qdnd.vn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC