Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

Phần 2 hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số

Ngày 15/10/2023 16:00:50

Phần 2 hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số

Một số hiểu lầm cơ bản về chuyển đổi số:


Thứ nhất là làm nhanh, làm nhiều đồng nghĩa với hiệu quả: Không phải tất cả các vấn đề của doanh nghiệp đều cần số hóa. Tâm lý nóng vội, ứng dụng nhiều xu hướng công nghệ vào doanh nghiệp lại là nguyên nhân lớn khiến doanh nghiệp bị thất bại, doanh nghiệp khi đó sẽ bị sa đà, không đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.


Thứ hai là chuyển đổi số sẽ thành công ngay khi áp dụng công nghệ: Bạn phải nhớ rằng công nghệ chỉ là công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ không đủ để đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở tư duy số hóa cởi mở, văn hóa doanh nghiệp và cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhạy.


Thứ ba là chuyển đổi số chỉ là công việc của các ông lớn công nghệ: Đây lại là một sai lầm trong việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp, mà từ đó bất kỳ ai chủ động, nhanh nhạy có khả năng tìm được miếng bánh phù hợp với mình.
Bước 3: Các yếu tố cần thiết để có thể chuyển đổi số thành công

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945579.html

Thứ nhất là chiến lược và văn hóa chuyển đổi số: Văn hóa số tạo tiền đề quan trọng cho sự ứng dụng thành công chiến lược chuyển đổi số.

Thứ hai là gắn kết và tối ưu trải nghiệm của khách hàng: Khách hàng là người quyết định trong câu chuyện phát triển doanh nghiệp của bạn.

Thứ ba là quy trình cải tiến: Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Một môi trường văn hóa mạnh giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng ban đầu và giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Thứ tư là sự quyết đoán khi sử dụng công nghệ: Thị trường không có chỗ cho người chần chừ. Tuổi đời của một doanh nghiệp ngày càng ngắn lại, doanh nghiệp chậm chễ sẽ nhường đường cho các doanh nghiệp trẻ, nhanh nhạy, biết tận dụng thế mạnh công nghệ và thời cơ.

Cuối cùng là doanh nghiệp cần biết quản lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình từ những dữ liệu đã được phân tích: Doanh nghiệp cần có một người có thể phân tích dữ liệu lớn để có thể chuyển đổi dữ liệu đó thành tài sản cho doanh nghiệp, biến con số vô tri thành tài sản biết nói cho doanh nghiệp, từ đó giúp đưa ra các quyết định đúng đắn.
Phần II: Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực thi chuyển đổi số

Bước 4: Chọn đội ngũ tiên phong

Chọn ra những người tiên phong mong muốn áp dụng chuyển đổi số vào để thay đổi cách thức làm việc chưa tối ưu của mình. Đội ngũ tiên phong bao gồm người tiên phong thích sử dụng công nghệ, người có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp, quản lý dự án, trưởng đội ngũ công nghệ thông tin, trưởng đội ngũ truyền thông nội bộ.

Đội ngũ tiên phong sẽ là những người đầu tiên sử dụng sản phẩm công nghệ và cũng là những người hỗ trợ trong việc khuếch trương thành công của chuyển đổi số ra toàn doanh nghiệp, từ đó chuyển đổi số có thể phát triển trong doanh nghiệp của bạn.

Bước 5: Xây dựng văn hóa và chiến lược chuyển đổi số

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945580.html

Chỉ sau khi có một chiến lược đúng đắn, văn hóa và mô hình kinh doanh mới được áp dụng. Chuyển đổi số chỉ xẩy ra khi con người, doanh nghiệp và công nghệ kết hợp lại và thành công chỉ xẩy ra khi doanh nghiệp vận dụng có hiệu quả dữ liệu số có được nhờ công nghệ.

Bước 6: Đánh giá nguồn lực đang có

Thứ nhất là khảo sát hiện trạng doanh nghiệp: Nhằm đánh giá lại các nguồn lực đang có sẵn, nắm được đâu là nguồn lực có thể vận dụng trong chuyển đổi số, đâu là những nguồn lực cần thay đổi để phù hợp với việc chuyển đổi số và mục tiêu chiến lược. Tầm nhìn và sứ mệnh đảm bảo việc chuyển đổi số sẽ luôn phù hợp với mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp.

Thứ hai là nhân sự có học hỏi và chịu phát triển hay không: Bạn cần nắm rõ được sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp để biết được chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự vận hành của doanh nghiệp. Bạn cũng cần nhận biết được khả năng của nhân sự trong doanh nghiệp, độ sẵn sàng chuyển đổi hay thích nghi với công nghệ của họ để đưa ra đường hướng chuyển số phù hợp nhất. Có thể bạn sẽ phải loại bỏ một số người trong quá trình chuyển đổi số này, hoặc bạn phải rõ ràng về chiến lược và tư tưởng trong quá trình chuyển đổi số trong toàn doanh nghiệp của mình, từ đó nêu cao tinh thần học hỏi và chịu thay đổi của nhân sự trong toàn doanh nghiệp.

Thứ ba là quy trình: Quy trình giúp tối ưu vận hành và tự động hóa và tối ưu nguồn lực trong doanh nghiệp. Bạn cần tổng hợp lại những quy trình đang có và chuẩn bị cho bước số hóa và tối ưu quy trình này luôn, nếu chưa có bạn có thể bỏ qua bước này.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945581.html

Thứ tư là công việc thường ngày và các loại báo cáo: Đây là một bước quan trọng bởi sẽ thống kê lại những công việc rời rạc nằm ngoài quy trình hoặc tạo tiền đề để xây dựng quy trình cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có quy trình thì việc liệt kê lại các công việc hằng ngày và các loại báo cáo là rất quan trọng.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945582.html

Thứ năm là biểu mẫu và văn bản ban hành: Thống kê lại sẽ giúp bạn nhìn kỹ hơn các thủ tục hành chính đang có. Bạn cần phân biệt loại nào liên quan đến pháp lý, loại nào chỉ áp dụng trong nội bộ.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945583.html

Thứ sáu là công cụ để đo lường và lưu trữ: Bạn cần xem lại các công cụ để lưu trữ và đo lường các dữ liệu của doanh nghiệp hiện nay là gì. Ví dụ: Công cụ để truyền thông sự kiện, công cụ để xử lý biểu mẫu doanh nghiệp, công cụ để xử lý quy trình, công cụ để quản lý công việc và ban hành văn bản, vv… Đây là những bước quan trọng để doanh nghiệp của bạn nắm được hiện trạng doanh nghiệp có đang hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra hay không.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945584.html

Ví dụ khi cần xử lý hợp đồng khách hàng, bạn cần 5 ngày để đơn hàng đến tay khách hàng, tuy nhiên nếu không có công cụ bạn không thể biết được bước nào hay công việc nào trong quy trình xử lý hợp đồng đang tiêu tốn nhiều thời gian hơn, nguyên nhân của việc tiêu tốn nhiều thời gian đó là gì để có thể tìm hướng xử lý. Với việc áp dụng thước đo và công nghệ phù hợp bạn có thể nhanh chóng nhận ra điểm đó để giải quyết, giảm thời gian giao hàng xuống và làm khách hàng hài lòng hơn. Thêm vào đó, khi sử dụng công cụ bạn cũng có thể ban hành quy trình, những văn bản thống nhất trong doanh nghiệp để cho mọi nhân sự trong công ty đều có thể biết và thực hiện theo đúng quy trình và văn bản đã ban hành.

Thứ bảy là tài chính: Bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu tiềm lực tài chính của mình để thực hiện và phục vụ cho quá trình chuyển đổi số, phục vụ cho quá trình cải tổ và chuyển đổi doanh nghiệp của mình.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945585.html

Bước 7: Chọn công nghệ

Bạn cần đánh giá lại những công nghệ mà mình đang sử dụng để giải quyết bài toán của doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng công cụ phổ biến như Facebook, Zalo, Excel, giấy nhớ để cập nhật kết quả công việc. Tuy nhiên những công cụ này vẫn không đủ để giải quyết triệt để các vấn đề của doanh nghiệp, bạn vẫn bị quên việc, kết quả công việc vẫn bị trôi theo các dòng tin nhắn và file excel thì không thể trao đổi một cách linh hoạt với đồng nghiệp. Doanh nghiệp vẫn còn vô vàn các bài toán cần giải, những bài toán này thay đổi liên tục theo thời gian, đó là lý do doanh nghiệp cần một lifeform, một nền tảng linh động có các module riêng biệt, có khả năng giải quyết vấn đề chuyên sâu nhất. Ứng dụng Base Platform là một nền tảng như vậy, với mọi quy mô và giai đoạn phát triển, bạn luôn có thể lựa chọn được các ứng dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình để có thể chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Phần 2 hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số

Đăng lúc: 15/10/2023 16:00:50 (GMT+7)

Phần 2 hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số

Một số hiểu lầm cơ bản về chuyển đổi số:


Thứ nhất là làm nhanh, làm nhiều đồng nghĩa với hiệu quả: Không phải tất cả các vấn đề của doanh nghiệp đều cần số hóa. Tâm lý nóng vội, ứng dụng nhiều xu hướng công nghệ vào doanh nghiệp lại là nguyên nhân lớn khiến doanh nghiệp bị thất bại, doanh nghiệp khi đó sẽ bị sa đà, không đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.


Thứ hai là chuyển đổi số sẽ thành công ngay khi áp dụng công nghệ: Bạn phải nhớ rằng công nghệ chỉ là công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ không đủ để đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở tư duy số hóa cởi mở, văn hóa doanh nghiệp và cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhạy.


Thứ ba là chuyển đổi số chỉ là công việc của các ông lớn công nghệ: Đây lại là một sai lầm trong việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp, mà từ đó bất kỳ ai chủ động, nhanh nhạy có khả năng tìm được miếng bánh phù hợp với mình.
Bước 3: Các yếu tố cần thiết để có thể chuyển đổi số thành công

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945579.html

Thứ nhất là chiến lược và văn hóa chuyển đổi số: Văn hóa số tạo tiền đề quan trọng cho sự ứng dụng thành công chiến lược chuyển đổi số.

Thứ hai là gắn kết và tối ưu trải nghiệm của khách hàng: Khách hàng là người quyết định trong câu chuyện phát triển doanh nghiệp của bạn.

Thứ ba là quy trình cải tiến: Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Một môi trường văn hóa mạnh giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng ban đầu và giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Thứ tư là sự quyết đoán khi sử dụng công nghệ: Thị trường không có chỗ cho người chần chừ. Tuổi đời của một doanh nghiệp ngày càng ngắn lại, doanh nghiệp chậm chễ sẽ nhường đường cho các doanh nghiệp trẻ, nhanh nhạy, biết tận dụng thế mạnh công nghệ và thời cơ.

Cuối cùng là doanh nghiệp cần biết quản lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình từ những dữ liệu đã được phân tích: Doanh nghiệp cần có một người có thể phân tích dữ liệu lớn để có thể chuyển đổi dữ liệu đó thành tài sản cho doanh nghiệp, biến con số vô tri thành tài sản biết nói cho doanh nghiệp, từ đó giúp đưa ra các quyết định đúng đắn.
Phần II: Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực thi chuyển đổi số

Bước 4: Chọn đội ngũ tiên phong

Chọn ra những người tiên phong mong muốn áp dụng chuyển đổi số vào để thay đổi cách thức làm việc chưa tối ưu của mình. Đội ngũ tiên phong bao gồm người tiên phong thích sử dụng công nghệ, người có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp, quản lý dự án, trưởng đội ngũ công nghệ thông tin, trưởng đội ngũ truyền thông nội bộ.

Đội ngũ tiên phong sẽ là những người đầu tiên sử dụng sản phẩm công nghệ và cũng là những người hỗ trợ trong việc khuếch trương thành công của chuyển đổi số ra toàn doanh nghiệp, từ đó chuyển đổi số có thể phát triển trong doanh nghiệp của bạn.

Bước 5: Xây dựng văn hóa và chiến lược chuyển đổi số

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945580.html

Chỉ sau khi có một chiến lược đúng đắn, văn hóa và mô hình kinh doanh mới được áp dụng. Chuyển đổi số chỉ xẩy ra khi con người, doanh nghiệp và công nghệ kết hợp lại và thành công chỉ xẩy ra khi doanh nghiệp vận dụng có hiệu quả dữ liệu số có được nhờ công nghệ.

Bước 6: Đánh giá nguồn lực đang có

Thứ nhất là khảo sát hiện trạng doanh nghiệp: Nhằm đánh giá lại các nguồn lực đang có sẵn, nắm được đâu là nguồn lực có thể vận dụng trong chuyển đổi số, đâu là những nguồn lực cần thay đổi để phù hợp với việc chuyển đổi số và mục tiêu chiến lược. Tầm nhìn và sứ mệnh đảm bảo việc chuyển đổi số sẽ luôn phù hợp với mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp.

Thứ hai là nhân sự có học hỏi và chịu phát triển hay không: Bạn cần nắm rõ được sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp để biết được chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự vận hành của doanh nghiệp. Bạn cũng cần nhận biết được khả năng của nhân sự trong doanh nghiệp, độ sẵn sàng chuyển đổi hay thích nghi với công nghệ của họ để đưa ra đường hướng chuyển số phù hợp nhất. Có thể bạn sẽ phải loại bỏ một số người trong quá trình chuyển đổi số này, hoặc bạn phải rõ ràng về chiến lược và tư tưởng trong quá trình chuyển đổi số trong toàn doanh nghiệp của mình, từ đó nêu cao tinh thần học hỏi và chịu thay đổi của nhân sự trong toàn doanh nghiệp.

Thứ ba là quy trình: Quy trình giúp tối ưu vận hành và tự động hóa và tối ưu nguồn lực trong doanh nghiệp. Bạn cần tổng hợp lại những quy trình đang có và chuẩn bị cho bước số hóa và tối ưu quy trình này luôn, nếu chưa có bạn có thể bỏ qua bước này.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945581.html

Thứ tư là công việc thường ngày và các loại báo cáo: Đây là một bước quan trọng bởi sẽ thống kê lại những công việc rời rạc nằm ngoài quy trình hoặc tạo tiền đề để xây dựng quy trình cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có quy trình thì việc liệt kê lại các công việc hằng ngày và các loại báo cáo là rất quan trọng.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945582.html

Thứ năm là biểu mẫu và văn bản ban hành: Thống kê lại sẽ giúp bạn nhìn kỹ hơn các thủ tục hành chính đang có. Bạn cần phân biệt loại nào liên quan đến pháp lý, loại nào chỉ áp dụng trong nội bộ.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945583.html

Thứ sáu là công cụ để đo lường và lưu trữ: Bạn cần xem lại các công cụ để lưu trữ và đo lường các dữ liệu của doanh nghiệp hiện nay là gì. Ví dụ: Công cụ để truyền thông sự kiện, công cụ để xử lý biểu mẫu doanh nghiệp, công cụ để xử lý quy trình, công cụ để quản lý công việc và ban hành văn bản, vv… Đây là những bước quan trọng để doanh nghiệp của bạn nắm được hiện trạng doanh nghiệp có đang hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra hay không.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945584.html

Ví dụ khi cần xử lý hợp đồng khách hàng, bạn cần 5 ngày để đơn hàng đến tay khách hàng, tuy nhiên nếu không có công cụ bạn không thể biết được bước nào hay công việc nào trong quy trình xử lý hợp đồng đang tiêu tốn nhiều thời gian hơn, nguyên nhân của việc tiêu tốn nhiều thời gian đó là gì để có thể tìm hướng xử lý. Với việc áp dụng thước đo và công nghệ phù hợp bạn có thể nhanh chóng nhận ra điểm đó để giải quyết, giảm thời gian giao hàng xuống và làm khách hàng hài lòng hơn. Thêm vào đó, khi sử dụng công cụ bạn cũng có thể ban hành quy trình, những văn bản thống nhất trong doanh nghiệp để cho mọi nhân sự trong công ty đều có thể biết và thực hiện theo đúng quy trình và văn bản đã ban hành.

Thứ bảy là tài chính: Bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu tiềm lực tài chính của mình để thực hiện và phục vụ cho quá trình chuyển đổi số, phục vụ cho quá trình cải tổ và chuyển đổi doanh nghiệp của mình.

http://binhminh.thixanghison.thanhhoa.gov.vn/file/download/636945585.html

Bước 7: Chọn công nghệ

Bạn cần đánh giá lại những công nghệ mà mình đang sử dụng để giải quyết bài toán của doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng công cụ phổ biến như Facebook, Zalo, Excel, giấy nhớ để cập nhật kết quả công việc. Tuy nhiên những công cụ này vẫn không đủ để giải quyết triệt để các vấn đề của doanh nghiệp, bạn vẫn bị quên việc, kết quả công việc vẫn bị trôi theo các dòng tin nhắn và file excel thì không thể trao đổi một cách linh hoạt với đồng nghiệp. Doanh nghiệp vẫn còn vô vàn các bài toán cần giải, những bài toán này thay đổi liên tục theo thời gian, đó là lý do doanh nghiệp cần một lifeform, một nền tảng linh động có các module riêng biệt, có khả năng giải quyết vấn đề chuyên sâu nhất. Ứng dụng Base Platform là một nền tảng như vậy, với mọi quy mô và giai đoạn phát triển, bạn luôn có thể lựa chọn được các ứng dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình để có thể chuyển đổi cho doanh nghiệp.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC