Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Ngày 20/06/2023 17:21:52

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Bài tuyên truyền tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vây, ngày 08/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 363/QĐ-TTg phê duyệt Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức tháng 6 hằng năm. Đây là dịp cao điểm để mỗi cấp uỷ, chính quyền, mỗi tổ chức cá nhân, mỗi gia đình nâng cao nhận thức và hành động trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm 6 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023, Luật này thay thế Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành đối tượng, nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là:“Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng giảm, năm 2022 toàn tỉnh xảy ra 37 vụ bạo lực gia đình (giảm 3 vụ, tương ứng giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó có 14 vụ bạo lực tinh thần, 21 vụ bạo lực thân thể, 01 vụ bạo lực kinh tế, 01 vụ bạo lực tình dục, có 20 nạn nhân bạo lực gia đình là nữ giới... 100% các vụ bạo lực gia đình đã được xử lý với các hình thức như: Phê bình góp ý trong cộng đồng, cấm tiếp xúc, áp dụng các biện pháp giáo dục, xử phạt hành chính, xử lý hình sự, tư vấn... Hiện nay,toàn tỉnh có 168 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Số Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững 290; Số Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình 487; Số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng 552; Số Đường dây nóng 163.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể; mỗi địa phương từ bản, tổ dân phố, tiểu khu đến mỗi gia đình hãy đồng lòng, chung tay hành động vì một xã hội không có bạo lực gia đình, góp phần quan trọng xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh. Hãy để thông điệp “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”!; “Hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật!” “ Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội”! ... là phương châm hành động của mỗi chúng ta, nhằm góp phần giảm thiểu và tiến tới chấm dứt bạo lực gia đình, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.

Nguồn: coppy.

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Đăng lúc: 20/06/2023 17:21:52 (GMT+7)

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Bài tuyên truyền tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vây, ngày 08/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 363/QĐ-TTg phê duyệt Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức tháng 6 hằng năm. Đây là dịp cao điểm để mỗi cấp uỷ, chính quyền, mỗi tổ chức cá nhân, mỗi gia đình nâng cao nhận thức và hành động trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm 6 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023, Luật này thay thế Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành đối tượng, nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là:“Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng giảm, năm 2022 toàn tỉnh xảy ra 37 vụ bạo lực gia đình (giảm 3 vụ, tương ứng giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó có 14 vụ bạo lực tinh thần, 21 vụ bạo lực thân thể, 01 vụ bạo lực kinh tế, 01 vụ bạo lực tình dục, có 20 nạn nhân bạo lực gia đình là nữ giới... 100% các vụ bạo lực gia đình đã được xử lý với các hình thức như: Phê bình góp ý trong cộng đồng, cấm tiếp xúc, áp dụng các biện pháp giáo dục, xử phạt hành chính, xử lý hình sự, tư vấn... Hiện nay,toàn tỉnh có 168 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (theo chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Số Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững 290; Số Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình 487; Số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng 552; Số Đường dây nóng 163.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể; mỗi địa phương từ bản, tổ dân phố, tiểu khu đến mỗi gia đình hãy đồng lòng, chung tay hành động vì một xã hội không có bạo lực gia đình, góp phần quan trọng xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh. Hãy để thông điệp “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”!; “Hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật!” “ Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội”! ... là phương châm hành động của mỗi chúng ta, nhằm góp phần giảm thiểu và tiến tới chấm dứt bạo lực gia đình, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.

Nguồn: coppy.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC