Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

HƯỚNG DẪN Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã Tùng Lâm

Ngày 17/10/2023 06:02:39

HƯỚNG DẪN Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã Tùng Lâm

HƯỚNG DẪN

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

trên địa bàn xã Tùng Lâm


Căn cứ quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 21/11/2005 của thủ Tướng chính Phủ về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Nghị định s 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tchức ltang cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,

UBND xã Tùng Lâm ban hành hướng dẫn về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị số 27- CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Để tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn, thống nhất về nội dung, trình tự, hình thức tổ chức việc cưới, việc tang ở các Thôn trên địa bàn toàn xã.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các Thôn, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, trở thành nếp văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”

2. Yêu cầu:

- MTTQ, các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các Thôn tích cực thực hiện và phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đi vào nề nếp, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên và thực hiện hiệu quả.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG TỔ CHỨC VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG.

Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia việc cưới, việc tang phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú.

- Việc cưới, việc tang tổ chức không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan như: Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

- Không lợi dụng việc cưới, việc tang để hoạt động, tuyên truyền trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.

- Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; người tham dự không sử dụng rượu, bia, chất có cồn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Trong quá trình tổ chức, tham gia việc cưới, việc tang không gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công cộng; giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ, tài sản công để làm quà mừng cưới, viếng đám tang, phục vụ cho mục đích cá nhân.

- Không sử dụng lòng đường phục vụ cho việc cưới, việc tang.

- Tôn trọng sự yên tĩnh của cộng đồng; sử dụng âm thanh trong việc cưới, việc tang phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo các văn bản quy định của Nhà nước.

- Trong cùng một thời điểm, tại cùng một địa bàn khu dân cư có cả việc cưới và việc tang, Ban công tác mặt trận thôn cần phối hợp với các gia đình để thống nhất việc tổ chức việc cưới và việc tang đảm bảo đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. TỔ CHỨC VIỆC CƯỚI

- Việc cưới thực hiện theo quy định của Luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch và các quy định khác có liên quan.

- Đôi nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú của một trong hai người.

1. Tổ chức lễ cưới.

- Các thủ tục trước và sau lễ cưới tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tránh phô trương, hình thức, rườm rà. Tổ chức đưa đón dâu, tiệc cưới phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự công cộng.

- Chỉ được phép tổ chức lễ cưới sau khi đã được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

- Lễ cưới tổ chức tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình và tình hình xã hội.

- Các gia đình tổ chức việc cưới trên địa bàn xã Tùng Lâm nghiêm cấm sử dụng thuốc lá trong các hoạt động liên hoan, tổ chức lễ cưới, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

- Khuyến khích dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới; rút ngắn thời gian tổ chức lễ cưới, không kéo dài quá 03 ngày.

- Khuyến khích tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt thay cho tiệc mặn; việc tổ chức ăn uống trong lễ cưới cần được thực hiện tiết kiệm, không phô trương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn trong đám cưới.

2. Âm nhạc, trang trí trong lễ cưới.

- Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc, không gây ồn ào trước 05 giờ sáng và sau 22 giờ đêm, không để ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh.

- Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hóa dân tộc.

- Khuyến khích cô dâu, chú rể và gia đình nên mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.

B. TỔ CHỨC VIỆC TANG

1. Tổ chức lễ tang.

- Tổ chức việc tang phải thực hiện theo quy định của pháp luật; khi gia đình có người chết phải báo cáo kịp thời cho trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận Thôn, có giấy báo tang đến các cơ quan, tổ chức của người chết làm việc và sinh hoạt, khai tử với chính quyền tại UBND xã .

- Lễ tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; thực hiện những quy định trong hương ước của Thôn về việc tang.

- Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì trưởng thôn phối hợp với Ban công tác mặt trận thôn và các đoàn thể chính trị-xã hội, chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và an táng chu đáo theo phong tục truyền thống.

- Người qua đời phải được tiến hành khâm liệm trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ và phải tổ chức tang lễ, an táng không quá 48 giờ tính từ khi chết, trường hợp người mắc bệnh truyền nhiễm phải chôn cất trong thời gian không quá 12 giờ.

- Việc mặc tang phục và treo cờ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang.

- Thời gian tổ chức lễ tang, đưa tang: Buổi sáng từ 6 giờ sáng đến 11 giờ; Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút.

- Địa điểm an táng, cải táng, gia đình phải chôn cất đúng địa điểm UBND xã quy định và phải đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi an táng, cải táng.

- Không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động tổ chức việc tang đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

- Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; nghiêm cấm việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường, nơi an táng phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

- Nghiêm cấm các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác.

- Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích không sử dụng đồ uống có cồn trong việc tang; sử dụng tang phục màu đen hoặc băng vải đen trên cánh tay áo, miếng vải đen nhỏ hình chữ nhật gắn trên ngực áo; không phúng viếng bằng bức trướng.

- Khuyến khích thực hiện hình thức hỏa táng, các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết việc, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

2. Nhạc tang và sử dụng vòng hoa.

2.1. Nhạc tang:

- Trong thời gian tổ chức lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang, kèn trống trước 05 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép, không để ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.

- Khuyến khích sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm.

2.2. Sử dụng vòng hoa trong các lễ tang:

- Ban Tổ chức lễ tang và gia đình chuẩn bị 05 vòng hoa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến luân phiên viếng. Trong thông báo tin buồn ghi: “Các tổ chức, cá nhân đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen (kích thước 1,2m x 0,2m) ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân kính viếng”.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đến viếng không sử dụng vòng hoa riêng.

3. Ban tang lễ.

3.1. Thành phần Ban tổ chức lễ tang.

Gồm: Trưởng thôn làm Trưởng ban; Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận Thôn làm phó ban; Chi hội trưởng (hoặc phó) các đoàn thể chính trị-xã hội Thôn, đại diện gia đình tang chủ làm thành viên.

- Nếu người quá cố là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận Thôn làm trưởng ban; Trưởng Thôn làm phó ban.

- Nếu người quá cố là đảng viên huy hiệu 60 năm tuổi đảng trở lên: BTV Đảng ủy xã kết hợp với chi bộ và Thôn nơi người quá cố sinh hoạt, công tác, thành lập Ban tang lễ do 1 đồng chí ủy viên BTV Đảng ủy làm trưởng ban, đồng chí Bí thư chi bộ làm phó ban.

- Nếu người quá cố đang đương chức là Ban chấp hành các đoàn thể thì BTV các đoàn thể phối hợp với Trưởng Thôn thành lập Ban lễ tang và cử 1 ủy viên BTV tham gia Ban lễ tang.

- Ban tổ chức lễ tang có nhiệm vụ cùng gia đình người quá cố lo tổ chức tang lễ và cử hành các nghi thức.

3.2 Trang trí lễ tang:

- Lễ đài trang trí phông nền đen và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc”, ngoài ra chỉ được treo bức trướng của dòng tộc người quá cố.

3.3. Chương trình tang lễ: Thực hiện theo trình tự sau:

1/ Công bố danh sách Ban tổ chức lễ tang.

2/Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (ngắn ngọn, tránh trùng lặp với tiểu sử).

Giới thiệu đại biểu theo trình tự như sau:

+ Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cấp trên người quá cố công tác (nếu có)

+ Cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cấp xã.

+ Cấp uỷ, Ban phát triển TDP, Ban công tác MT và các đoàn thể thôn.

+ Các đoàn đại biểu của các cơ quan, tổ chức khác và các gia đình thông gia, anh em nội ngoại, nhân dân gần xa …(chỉ giới thiệu chung)

3/ Lễ dâng hương: Đại biểu đại diện các ban, ngành cấp Trung ương, tỉnh, thị xã (nếu có); Đại biểu đại diện Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể xã; Đại diện Chi ủy, Ban công tác mặt trận, đoàn thể Thôn; Đại diện cho dòng tộc.

4/ Trình bày tiểu sử tóm tắt ( Mời đại biểu và nhân dân đứng dậy).

- Ban lễ tang căn cứ vào khả năng của từng thành viên trong ban để phân công người viết và người đọc tiểu sử tóm tắt.

- Trình tự, nội dung viết tiểu sử tóm tắt: Gồm 4 phần: Sơ yếu lý lịch; Quan hệ xã hội; Quan hệ gia đình; Đánh giá về người quá cố. (Có đề cương tham khảo kèm theo).

5/ Đại diện gia đình tang chủ phát biểu cảm tạ.

6/ Di quan: Thực hiện theo thứ tự như sau: Võng vong; Xe tang; Người chịu tang và Nhân dân (chỉ đi 2 hàng sau xe tang) đảm bảo an toàn giao thông.

C. QUY ĐỊNH LỄ TANG ĐỐI VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ LÀ HỘI VIÊN CCB.

Thực hiện Nghị định số 105/2012/NĐ- CP ngày 17/12/2012 của chính phủ; Thông tư số 86/2016/TTLT- BQP- BNV ngày 01/8/2005 của Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ về tổ chức lễ tang đối với Cựu chiến binh. Gồm các nội dung sau:

1. Lễ phủ quân kỳ.

- Lễ phủ quân kỳ (vải đỏ) do thường vụ CCB xã kết hợp với chi hội CCB Thôn tổ chức thực hiện.

- Nội dung lễ phủ quân kỳ: Đọc quyết định phủ quân kỳ; Phủ quân kỳ; Đọc lời vĩnh biệt CCB từ trần.

- Thời gian làm lễ phủ quân kỳ trước lễ truy điệu 30 phút.

2. Tiêu binh.

- Số người: 06 người: 02 người bên bàn thờ, 04 người bên quan tài.

- Thời gian tiêu binh: Từ lúc làm lễ phủ quân kỳ đến lúc di quan.

- Đi đưa tang: 6 tiêu binh đi thành 2 hàng dọc sau võng vong, trước xe tang. Sau khi đắp mộ xong, tiêu binh thắp hương lần cuối và hết nhiệm vụ.

- Nếu gia đình có yêu cầu, tiêu binh sẽ cầm di ảnh và khung huân huy chương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. UBND xã, Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa xã, tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hướng dẫn này.

2. Đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn xã, quán triệt, phổ biến, giáo dục, động viên, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị mình gương mẫu thực hiện và hướng dẫn nhân dân thực hiện quy định này trên địa bàn toàn xã.

3. Công chức văn hoá, thông tin tuyên truyền xã có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống đài truyền thanh xã về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện nghiêm các quy định trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang góp phần tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong nhân dân. Đồng thời phê phán các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã.

4. Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng Thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn. Trưởng thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá xã.

5. Đề nghị các cấp ủy Đảng, UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện hiệu quả hướng dẫn này đồng thời thực hiện việc giám sát theo chức năng nhiệm vụ được giao.

6. Yêu cầu tất cả các đồng chí đảng viên trong toàn đảng bộ xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các gia đình, cá nhân trên địa bàn xã có trách nhiệm thực hiện quy định trong Hướng dẫn này.

Trong quá trình triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, không phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung, đề nghị phản ánh về Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tiếp thu để tổng hợp điều chỉnh bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật và sát đúng tình hình thực tiễn ở địa phương.

Giao văn phòng UBND, cán bộ công chức văn hóa xã có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang báo cáo UBND xã theo quy định.

ĐỀ CƯƠNG TIỂU SỬ (THAM KHẢO)

- Ông (bà, đồng chí)………………..………. Sinh ngày…..tháng…...năm…………

- Quê quán:…………………………………………………………………………

- Trú quán tại:………………………………………………………………………..

- Là: (ghi đầy đủ chức vụ công tác hiện tại, đã qua, hội viên các đoàn thể đang tham gia)

- Nêu nguyên nhân chết.

Ví dụ: Sau 1 thời gian dài lâm bệnh nặng, đã được gia đình, các thầy thuốc tận tình cứu chữa, anh em, bạn bè làng xóm thăm hỏi động viên, nhưng do bệnh tình quá nặng, sức khỏe mỗi ngày một yếu, nên ông (bà, đồng chí…) đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc…..giờ…phút, ngày...tháng….năm……; Tức ngày……tháng…..

năm………(âm lịch). Hưởng (dương, thọ) …….tuổi.

- Về quan hệ xã hội.

+ Lúc còn nhỏ: (ghi từ khi còn nhỏ đến khi thôi học)

+ Quá trình tham gia cách mạng (công tác)

(ghi theo trình tự thời gian, chức vụ, công việc đảm nhận và đơn vị, cơ quan công tác)

+ Quá trình tham gia cách mạng (công tác) ông (bà, đồng chí…)

* BCH TW Đảng tặng huy hiệu………..tuổi đảng (nếu có).

* Nhà nước tặng thưởng (ghi từ cao đến thấp) (nếu có).

* Các cơ quan, ban ngành tặng bằng khen, giấy khen (nếu có).

- Quan hệ gia đình.

* Ông (bà, đồng chí…) xây dựng gia đình với ai (nếu có).

* Ông (bà, đồng chí…) sinh được mấy người con (nếu có).

* Hiện nay có mấy người con (co đẻ, con nuôi, con rể, con dâu..) (nếu có).

* Có mấy cháu nội, ngoại, chắt nội, chắt ngoại….(nếu có).

- Nhận định chung:

+ Lúc còn sống: Ông (bà, đồng chí…) là

* Người chồng (vợ):……………………; * Người cha:……………………

* Người ông:…………………………; * Người cán bộ, đảng viên:…………

* Người công dân:……………………….

+ Khi về với ông bà, tổ tiên (khi chết) ông (bà, đồng chí….) để lại cho:

* Gia đình:……………………………; * Dòng tộc:………………………….

* Đảng:…………………………..…; * Đoàn thể:………………………….

* Bạn bè:……………………………; * Làng xóm:……………………..

- Để tỏ lòng thương tiếc ông (bà, đồng chí….) mời tang trường dành một phút mạc niệm. Phút mạc niệm bắt đầu.

HƯỚNG DẪN Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã Tùng Lâm

Đăng lúc: 17/10/2023 06:02:39 (GMT+7)

HƯỚNG DẪN Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã Tùng Lâm

HƯỚNG DẪN

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

trên địa bàn xã Tùng Lâm


Căn cứ quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 21/11/2005 của thủ Tướng chính Phủ về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Nghị định s 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tchức ltang cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,

UBND xã Tùng Lâm ban hành hướng dẫn về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị số 27- CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Để tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn, thống nhất về nội dung, trình tự, hình thức tổ chức việc cưới, việc tang ở các Thôn trên địa bàn toàn xã.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các Thôn, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, trở thành nếp văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”

2. Yêu cầu:

- MTTQ, các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các Thôn tích cực thực hiện và phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đi vào nề nếp, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên và thực hiện hiệu quả.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG TỔ CHỨC VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG.

Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia việc cưới, việc tang phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú.

- Việc cưới, việc tang tổ chức không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan như: Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

- Không lợi dụng việc cưới, việc tang để hoạt động, tuyên truyền trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.

- Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; người tham dự không sử dụng rượu, bia, chất có cồn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Trong quá trình tổ chức, tham gia việc cưới, việc tang không gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công cộng; giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ, tài sản công để làm quà mừng cưới, viếng đám tang, phục vụ cho mục đích cá nhân.

- Không sử dụng lòng đường phục vụ cho việc cưới, việc tang.

- Tôn trọng sự yên tĩnh của cộng đồng; sử dụng âm thanh trong việc cưới, việc tang phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo các văn bản quy định của Nhà nước.

- Trong cùng một thời điểm, tại cùng một địa bàn khu dân cư có cả việc cưới và việc tang, Ban công tác mặt trận thôn cần phối hợp với các gia đình để thống nhất việc tổ chức việc cưới và việc tang đảm bảo đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. TỔ CHỨC VIỆC CƯỚI

- Việc cưới thực hiện theo quy định của Luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch và các quy định khác có liên quan.

- Đôi nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú của một trong hai người.

1. Tổ chức lễ cưới.

- Các thủ tục trước và sau lễ cưới tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tránh phô trương, hình thức, rườm rà. Tổ chức đưa đón dâu, tiệc cưới phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự công cộng.

- Chỉ được phép tổ chức lễ cưới sau khi đã được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

- Lễ cưới tổ chức tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình và tình hình xã hội.

- Các gia đình tổ chức việc cưới trên địa bàn xã Tùng Lâm nghiêm cấm sử dụng thuốc lá trong các hoạt động liên hoan, tổ chức lễ cưới, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

- Khuyến khích dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới; rút ngắn thời gian tổ chức lễ cưới, không kéo dài quá 03 ngày.

- Khuyến khích tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt thay cho tiệc mặn; việc tổ chức ăn uống trong lễ cưới cần được thực hiện tiết kiệm, không phô trương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn trong đám cưới.

2. Âm nhạc, trang trí trong lễ cưới.

- Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc, không gây ồn ào trước 05 giờ sáng và sau 22 giờ đêm, không để ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh.

- Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hóa dân tộc.

- Khuyến khích cô dâu, chú rể và gia đình nên mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.

B. TỔ CHỨC VIỆC TANG

1. Tổ chức lễ tang.

- Tổ chức việc tang phải thực hiện theo quy định của pháp luật; khi gia đình có người chết phải báo cáo kịp thời cho trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận Thôn, có giấy báo tang đến các cơ quan, tổ chức của người chết làm việc và sinh hoạt, khai tử với chính quyền tại UBND xã .

- Lễ tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; thực hiện những quy định trong hương ước của Thôn về việc tang.

- Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì trưởng thôn phối hợp với Ban công tác mặt trận thôn và các đoàn thể chính trị-xã hội, chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và an táng chu đáo theo phong tục truyền thống.

- Người qua đời phải được tiến hành khâm liệm trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ và phải tổ chức tang lễ, an táng không quá 48 giờ tính từ khi chết, trường hợp người mắc bệnh truyền nhiễm phải chôn cất trong thời gian không quá 12 giờ.

- Việc mặc tang phục và treo cờ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang.

- Thời gian tổ chức lễ tang, đưa tang: Buổi sáng từ 6 giờ sáng đến 11 giờ; Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút.

- Địa điểm an táng, cải táng, gia đình phải chôn cất đúng địa điểm UBND xã quy định và phải đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi an táng, cải táng.

- Không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động tổ chức việc tang đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

- Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; nghiêm cấm việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường, nơi an táng phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

- Nghiêm cấm các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác.

- Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích không sử dụng đồ uống có cồn trong việc tang; sử dụng tang phục màu đen hoặc băng vải đen trên cánh tay áo, miếng vải đen nhỏ hình chữ nhật gắn trên ngực áo; không phúng viếng bằng bức trướng.

- Khuyến khích thực hiện hình thức hỏa táng, các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết việc, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

2. Nhạc tang và sử dụng vòng hoa.

2.1. Nhạc tang:

- Trong thời gian tổ chức lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang, kèn trống trước 05 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép, không để ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.

- Khuyến khích sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm.

2.2. Sử dụng vòng hoa trong các lễ tang:

- Ban Tổ chức lễ tang và gia đình chuẩn bị 05 vòng hoa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến luân phiên viếng. Trong thông báo tin buồn ghi: “Các tổ chức, cá nhân đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen (kích thước 1,2m x 0,2m) ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân kính viếng”.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đến viếng không sử dụng vòng hoa riêng.

3. Ban tang lễ.

3.1. Thành phần Ban tổ chức lễ tang.

Gồm: Trưởng thôn làm Trưởng ban; Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận Thôn làm phó ban; Chi hội trưởng (hoặc phó) các đoàn thể chính trị-xã hội Thôn, đại diện gia đình tang chủ làm thành viên.

- Nếu người quá cố là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận Thôn làm trưởng ban; Trưởng Thôn làm phó ban.

- Nếu người quá cố là đảng viên huy hiệu 60 năm tuổi đảng trở lên: BTV Đảng ủy xã kết hợp với chi bộ và Thôn nơi người quá cố sinh hoạt, công tác, thành lập Ban tang lễ do 1 đồng chí ủy viên BTV Đảng ủy làm trưởng ban, đồng chí Bí thư chi bộ làm phó ban.

- Nếu người quá cố đang đương chức là Ban chấp hành các đoàn thể thì BTV các đoàn thể phối hợp với Trưởng Thôn thành lập Ban lễ tang và cử 1 ủy viên BTV tham gia Ban lễ tang.

- Ban tổ chức lễ tang có nhiệm vụ cùng gia đình người quá cố lo tổ chức tang lễ và cử hành các nghi thức.

3.2 Trang trí lễ tang:

- Lễ đài trang trí phông nền đen và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc”, ngoài ra chỉ được treo bức trướng của dòng tộc người quá cố.

3.3. Chương trình tang lễ: Thực hiện theo trình tự sau:

1/ Công bố danh sách Ban tổ chức lễ tang.

2/Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (ngắn ngọn, tránh trùng lặp với tiểu sử).

Giới thiệu đại biểu theo trình tự như sau:

+ Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cấp trên người quá cố công tác (nếu có)

+ Cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cấp xã.

+ Cấp uỷ, Ban phát triển TDP, Ban công tác MT và các đoàn thể thôn.

+ Các đoàn đại biểu của các cơ quan, tổ chức khác và các gia đình thông gia, anh em nội ngoại, nhân dân gần xa …(chỉ giới thiệu chung)

3/ Lễ dâng hương: Đại biểu đại diện các ban, ngành cấp Trung ương, tỉnh, thị xã (nếu có); Đại biểu đại diện Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể xã; Đại diện Chi ủy, Ban công tác mặt trận, đoàn thể Thôn; Đại diện cho dòng tộc.

4/ Trình bày tiểu sử tóm tắt ( Mời đại biểu và nhân dân đứng dậy).

- Ban lễ tang căn cứ vào khả năng của từng thành viên trong ban để phân công người viết và người đọc tiểu sử tóm tắt.

- Trình tự, nội dung viết tiểu sử tóm tắt: Gồm 4 phần: Sơ yếu lý lịch; Quan hệ xã hội; Quan hệ gia đình; Đánh giá về người quá cố. (Có đề cương tham khảo kèm theo).

5/ Đại diện gia đình tang chủ phát biểu cảm tạ.

6/ Di quan: Thực hiện theo thứ tự như sau: Võng vong; Xe tang; Người chịu tang và Nhân dân (chỉ đi 2 hàng sau xe tang) đảm bảo an toàn giao thông.

C. QUY ĐỊNH LỄ TANG ĐỐI VỚI NGƯỜI QUÁ CỐ LÀ HỘI VIÊN CCB.

Thực hiện Nghị định số 105/2012/NĐ- CP ngày 17/12/2012 của chính phủ; Thông tư số 86/2016/TTLT- BQP- BNV ngày 01/8/2005 của Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ về tổ chức lễ tang đối với Cựu chiến binh. Gồm các nội dung sau:

1. Lễ phủ quân kỳ.

- Lễ phủ quân kỳ (vải đỏ) do thường vụ CCB xã kết hợp với chi hội CCB Thôn tổ chức thực hiện.

- Nội dung lễ phủ quân kỳ: Đọc quyết định phủ quân kỳ; Phủ quân kỳ; Đọc lời vĩnh biệt CCB từ trần.

- Thời gian làm lễ phủ quân kỳ trước lễ truy điệu 30 phút.

2. Tiêu binh.

- Số người: 06 người: 02 người bên bàn thờ, 04 người bên quan tài.

- Thời gian tiêu binh: Từ lúc làm lễ phủ quân kỳ đến lúc di quan.

- Đi đưa tang: 6 tiêu binh đi thành 2 hàng dọc sau võng vong, trước xe tang. Sau khi đắp mộ xong, tiêu binh thắp hương lần cuối và hết nhiệm vụ.

- Nếu gia đình có yêu cầu, tiêu binh sẽ cầm di ảnh và khung huân huy chương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. UBND xã, Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa xã, tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hướng dẫn này.

2. Đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn xã, quán triệt, phổ biến, giáo dục, động viên, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị mình gương mẫu thực hiện và hướng dẫn nhân dân thực hiện quy định này trên địa bàn toàn xã.

3. Công chức văn hoá, thông tin tuyên truyền xã có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống đài truyền thanh xã về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện nghiêm các quy định trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang góp phần tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong nhân dân. Đồng thời phê phán các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã.

4. Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng Thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn. Trưởng thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá xã.

5. Đề nghị các cấp ủy Đảng, UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện hiệu quả hướng dẫn này đồng thời thực hiện việc giám sát theo chức năng nhiệm vụ được giao.

6. Yêu cầu tất cả các đồng chí đảng viên trong toàn đảng bộ xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các gia đình, cá nhân trên địa bàn xã có trách nhiệm thực hiện quy định trong Hướng dẫn này.

Trong quá trình triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, không phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung, đề nghị phản ánh về Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tiếp thu để tổng hợp điều chỉnh bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật và sát đúng tình hình thực tiễn ở địa phương.

Giao văn phòng UBND, cán bộ công chức văn hóa xã có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang báo cáo UBND xã theo quy định.

ĐỀ CƯƠNG TIỂU SỬ (THAM KHẢO)

- Ông (bà, đồng chí)………………..………. Sinh ngày…..tháng…...năm…………

- Quê quán:…………………………………………………………………………

- Trú quán tại:………………………………………………………………………..

- Là: (ghi đầy đủ chức vụ công tác hiện tại, đã qua, hội viên các đoàn thể đang tham gia)

- Nêu nguyên nhân chết.

Ví dụ: Sau 1 thời gian dài lâm bệnh nặng, đã được gia đình, các thầy thuốc tận tình cứu chữa, anh em, bạn bè làng xóm thăm hỏi động viên, nhưng do bệnh tình quá nặng, sức khỏe mỗi ngày một yếu, nên ông (bà, đồng chí…) đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc…..giờ…phút, ngày...tháng….năm……; Tức ngày……tháng…..

năm………(âm lịch). Hưởng (dương, thọ) …….tuổi.

- Về quan hệ xã hội.

+ Lúc còn nhỏ: (ghi từ khi còn nhỏ đến khi thôi học)

+ Quá trình tham gia cách mạng (công tác)

(ghi theo trình tự thời gian, chức vụ, công việc đảm nhận và đơn vị, cơ quan công tác)

+ Quá trình tham gia cách mạng (công tác) ông (bà, đồng chí…)

* BCH TW Đảng tặng huy hiệu………..tuổi đảng (nếu có).

* Nhà nước tặng thưởng (ghi từ cao đến thấp) (nếu có).

* Các cơ quan, ban ngành tặng bằng khen, giấy khen (nếu có).

- Quan hệ gia đình.

* Ông (bà, đồng chí…) xây dựng gia đình với ai (nếu có).

* Ông (bà, đồng chí…) sinh được mấy người con (nếu có).

* Hiện nay có mấy người con (co đẻ, con nuôi, con rể, con dâu..) (nếu có).

* Có mấy cháu nội, ngoại, chắt nội, chắt ngoại….(nếu có).

- Nhận định chung:

+ Lúc còn sống: Ông (bà, đồng chí…) là

* Người chồng (vợ):……………………; * Người cha:……………………

* Người ông:…………………………; * Người cán bộ, đảng viên:…………

* Người công dân:……………………….

+ Khi về với ông bà, tổ tiên (khi chết) ông (bà, đồng chí….) để lại cho:

* Gia đình:……………………………; * Dòng tộc:………………………….

* Đảng:…………………………..…; * Đoàn thể:………………………….

* Bạn bè:……………………………; * Làng xóm:……………………..

- Để tỏ lòng thương tiếc ông (bà, đồng chí….) mời tang trường dành một phút mạc niệm. Phút mạc niệm bắt đầu.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC