Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46213

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

Ngày 18/08/2021 08:47:25

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

I. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ CHUNG TRONG GIA ĐÌNH

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

Sự tồn tại và phát triển của gia đình cho đến ngày nay chính là do các mối quan hệ, ứng xử và tương tác giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Một gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn yêu thương, quan tâm, tôn trọng và chia sẻ cũng như “hy sinh” vì nhau, không ngại thiệt thòi, không suy bì hơn thua.

Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình.

Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 49/CT-TW, Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.

Ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người. Thông qua hoạt động ứng xử, giao tiếp các thành viên gia đình, giữa gia đình và ngoài xã hội tạo nên nét văn hóa mang màu sắc của từng gia đình riêng và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc.

Gia đình là nơi yên bình để trở về, nơi nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm được xây đắp, nơi làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại với nhiều phương tiện kết nối hơn nhưng thời gian sinh hoạt gia đình bị bó hẹp do vậy ứng xử càng ít đi và chất lượng ứng xử có chiều hướng suy giảm.

Ứng xử trong gia đình là cách thức mà mỗi thành viên phản hồi trước những hành vi, cử chỉ và lời nói của thành viên khác nhằm thể hiện sự đồng thuận, thờ ơ hay bất đồng trước một vấn đề của gia đình hay ngoài xã hội. Cách ứng xử của mỗi thành viên có thể làm cho không khí gia đình, mối quan hệ trong gia đình từ vui vẻ thành căng thẳng hoặc ngược lại.

Ứng xử của các thành viên trong gia đình với các thành viên hay với các mối quan hệ khác ngoài xã hội là hình ảnh phản chiếu tấm gương gia phong của từng gia đình. Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay là sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như bình đẳng, dân chủ phù hợp sự phát triển của thời đại.

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH

Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình là những quy định mà các thành viên trong gia đình cần tuân theo nhằm duy trì cho gia đình hoạt động theo một nề nếp nhất định. Những quy tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đối với nhiều gia đình phương Tây, khi xây dựng gia đình hai vợ chồng cùng nhau thống nhất những nguyên tắc ứng xử nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân, tránh những mâu thuẫn không đáng có hoặc tránh những kỳ vọng của vợ với chồng hoặc ngược lại, nhưng lại không được thể hiện rõ. Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình thường được viết dưới dạng những câu mệnh lệnh.

Dưới đây là một ví dụ về nguyên tắc ứng xử trong gia đình phương Tây:

Description: Description: D:\THAO CONG VIEC\Vu Gia dinh\Giao duc doi song gia dinh\family rule 2.jpg

Nguyên tắc ứng xử trong gia đình

  1. Tôn trọng người khác
  2. Nói lời yêu thương
  3. Trung thực
  4. Chú ý cách ứng xử
  5. Đưa ra lựa chọn đúng
  6. Hãy dũng cảm
  7. Bảo vệ người mình yêu
  8. Sẵn lòng tha thứ
  9. Làm tất cả có thể
  10. Luôn nói lời cảm ơn

Nguyên tắc ứng xử của gia đình Việt Nam luôn tồn tại và thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ của đất nước. Sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam nói riêng là không hẳn lúc nào cũng đưa ra nguyên tắc chung đó mà tự trong lòng mỗi thành viên thầm ghi nhớ và ứng dụng trong điều kiện của mỗi gia đình.

Những nguyên tắc ấy được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sautrong quá trình lao động, học tập và giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Khi xây dựng một gia đình mới không phải cặp vợ chồng nào cũng trao đổi thẳng thắn về những nguyên tắc và mong đợi cách ứng xử ở người chồng hay người vợ với nhau và với thành viên khác. Điều này dẫn tới những kỳ vọng không tương đồng giữa các thành viên. Đây là một trong những điểm mâu chốt gây xung đột, bất hòa hoặc thậm chí xung khắc gay gắt với nhau trong đời sống hằng ngày.

Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình.

Có rất nhiều nguyên tắc trong ứng xử trong gia đình nhưng các nguyên tắc sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc.

1. Tình yêu thương

Tình yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Yêu thương là một khái niệm tình cảm rộng lớn, không chỉ giới hạn giữa con người với nhau mà rộng hơn sang thiên nhiên, cảnh vật và muôn loài. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào. Nếu thành viên gia đình không hẳn là không có tình yêu thương nhưng tình yêu thương ấy được thể hiện bằng cách vụng về thì có thể bị hiểu sai khác rất nhiều.Có vô vàn cách để chúng ta thể hiện yêu thương, bằng lời nói chân thành, bằng thái độ cởi mở, bằng hành động thiết thực v.v…. Những cử chỉ yêu thương, từ cái nắm tay, chiếc hôn, cái ôm, những lá thư, lời động viên hay tất cả những gì mà thành viên cho là có thể giúp thành viên khác trong gia đình hiểu được tình thương yêu đó. Đó chính là cách chúng ta ứng xử - chuyển tài yêu thương thành hành động.

2. Sự bình đẳng

Theo Từ điển tiếng Việt thì“bình đẳng là ngang nhau về địa vị và quyền lợi”.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.

Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc.Vai trò của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNamvà truyền thống văn hoá của dân tộc. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững.

Bình đẳng trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng thể chế gia đình bền vững. Các thành viên trong gia đình nên dành thời gian cùng nhau thảo luận để thống nhất cách hiểu về khái niệm và đặt thành những quy tắc để phát huy sức mạnh của gia đình tốt nhất.

Top of Form

3. Sự tôn trọng

Tôn trọngngười khác là đánh giá đúng mức, coitrọng danh dự, phẩm giálợi ích người khác, thểhiện lối sống có văn hoá.

Khi một người nào đó dù là người lớn tuổi hay trẻ em thì đều cảm thấy mình được trân trọng, người ấy sẽ vui vẻ, giá trị được nâng cao và cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự oán hận trong rất nhiều quan hệ hôn nhân – đúng ra là trong hầu hết các quan hệ gia đình – là cảm giác thấy mình bị coi thường. Đáng buồn là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành viên gia đình ở quanh mình, đến nỗi chúng ta quên hẳn đi việc bày tỏ cho nhau biết mình tôn trọng người khác như thế nào. Chúng ta quen xem thường mọi người khác. Bố mẹ xem thường con và ngược lại. Nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng đều mắc thói xấu là không bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.

Không cảm thấy mình được tôn trọng là một trong những nguyên nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm. Quên thể hiện hoặc không biết cách thể hiện sự tôn trọng sẽ hủy hoại đi những quan hệ tốt đẹp ban đầu của cuộc hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và giữa anh chị em một nhà với nhau. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác.

4. Sự chia sẻ

Chia sẻ là các thành viên trong gia đình cùng nhau gánh vác những trách nhiệm về duy trì và phát triển gia đình; cùng nhau hưởng thụ những thành thành quả của quá trình lao động do gia đình làm ra. Sẻ chia là kết quả của yêu thương, tôn trọng và bình đẳng trong gia đình. Nếu trong gia đình không có tình yêu thương, sự tôn trọng và bình đẳng thì không có sự sẻ chia.

Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có nhu cầu chia sẻ và được chia sẻ, sẽ vô cùng tẻ nhạt, ảm đạm nếu không có sự sẻ chia cùng nhau giữa những thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ niềm tin, chia sẻ ước mơ, chia sẻ tri thức v.v... Khi chúng ta biết chia sẻ thì "niềm vui nhân đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa".

5. Phá bỏ cái "TÔI"

Cái "tôi" của mỗi người là lòng tự trọng, tự ái, tính kiêu hãnh. Mỗi người dường như cảm thấy mình đánh mất "CÁI TÔI" khi thừa nhận lỗi lầm. Song thực ra, nhận ra sai sót và chủ động xin lỗi chính là cách đề cao lòng tự trọng của mình, đề cao "CÁI TÔI" nhất.

6. Sự đoàn kết

Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn.

ỨNG XỬ THẾ NÀO ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, gia đình đảm nhận một tổ hợp chức năng, gồm:

Chức năng tái sản xuất người;

Chức năng kinh tế;

Chức năng tâm linh;

Chức năng trao truyền những giá trị văn hóa tinh thần;

Chức năng xây dựng nhân cách;

Chức năng tâm lý tình cảm.

Nghị quyết Đại hội VIII đã nhấn mạnh đến:"Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người". Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định rõ nhiệm vụ "xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: "Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi người". Nghị quyết Đại hội X tiếp tục khẳng định:"Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là là tế bào quan trọng của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách"...

Trên thực tế, không có bất kỳ quốc gia nào có thể tạo dựng hạnh phúc cho con người mà thiếu sự đóng góp của từng cá nhân. Nhà nước đóng vai trò tạo ra các cơ chế, chính sách, còn cá nhân từng người dân cũng cần phải tự nỗ lực để mang đến hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố:

No ấm:Gia đình no ấm là gia đình đủ ăn, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đủ mặc, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và làm việc; có nhà ở ổn định, vững chắc; có các tiện nghi, điều kiện thiết yếu phục vụ sinh hoạt gia đình...

Yếu tố này đảm bảo sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Bình đẳng:Gia đình bình đẳng là mọi thành viên gia đình có khả năng và tùy theo khả năng cùng chia sẻ, bàn bạc, quyết định và tham gia vào mọi công việc. Mọi thành viên trong gia đình đều có cơ hội như nhau để hưởng các quyền lợi trong học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, tham gia các công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng; có truyền thống tốt đẹp là kính trên, nhường dưới, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau; không có biểu hiện phân biệt con trai, con gái; không có bạo hành gia đình.

Biểu hiện quan trọng nhất là các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi.

Tiến bộ:Gia đình tiến bộ là gia đình lao động giỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Mọi thành viên trong gia đình có lối sống lành mạnh, thực hiện nếp sống văn minh, biết tôn trọng và giữ gìn thuần phong mỹ tục của văn hóa gia đình Việt Nam. Có ý thức rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, không sa vào tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật; các thành viên trong gia đình tích cực học tập. Trẻ em trong độ tuổi được đi học, không bỏ học sớm; các thành viên trong gia đình trong độ tuổi sinh đẻ đều thực hiện kế hoạch hóa gia đình; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; mọi thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy ước cộng đồng dân cư (làng, xã, khu tập thể...).

Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế tri thức đã khẳng định được vị trí chủ đạo lớn lao thì hạnh phúc gia đình cũng luôn đi đôi với ý chí không ngừng học hỏi để vươn lên. Học chuyên môn. Học nghiệp vụ. Học văn hoá giao tiếp. Học tất cả những gì cần học và có thể học. Học để thấy mình chẳng những không bị lạc lõng mà còn hoà nhập rất tự nhiên với nhịp sống mới.

Hạnh phúc:Gia đình hạnh phúc là mọi thành viên trong gia đình hoàn toàn hài lòng, toại nguyện với tổ ấm của mình. Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.Các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội.

Ngoài ra, để xây dựng gia đình hạnh phúc cần chú ý:

Hạnh phúc gia đình là cho và sống vì người khác.

Mỗi thành viên của gia đình sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn khi đem niềm vui cho người khác. Biết hy sinh vì người khác. Biết làm cho những người xung quanh hạnh phúc. Thực tế có ba chìa khóa dẫn tới cuộc sống hạnh phúc là: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, mà chỉ có hạnh phúc khi cho đi.

Nuôi dưỡng tình yêu bền chặt để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trên tinh thần trách nhiệm cao cả. Hạnh phúc lứa đôi phải nỗ lực từ hai phía. Mỗi người cần phải điều chỉnh những thói quen cần thiết để hai người thích ứng với nhau. biết bao dung và tha thứ để cùng vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự lãng mạn bay bổng; có ứng xử thông minh khi bước vào nhà, hãy để những lo lắng, bực bội ở lại ngoài sân, cùng với những đôi giày...; tính đồng thuận cao "Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn"...

Tôn trọng, bao dung, tha thứ. Người xưa có câu "phu phụ tương kính như tân" nghĩa là vợ chồng dù sống với nhau đã bao nhiêu năm cũng cần trân quý, tôn trọng nhau như thuở ban đầu. thái độ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc. Biết tha thứ, khoan dung trước lỗi lầm. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc.

Trân trọng những gì mình có: Để gia đình hạnh phúc là biết trân trọng những gì mình đang có. Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó.Biết lắng nghe, phân tích thấu đáo trên tinh thần xây dựng. Sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh, chăm sóc tốt để thế hệ tương lai sau này trở thành những công dân tốt cho đất nước...

Đối mặt với thách thứcmột cách thông minh: Mỗi gia đình là pháo đài kiên cố giữ gìn giá trị đạo đức gia đình; tránh các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình; tránh tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em.

BÀN VỀ ỨNG XỬ GIỮA CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN

TRONG GIA ĐÌNH

1. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng

Trong gia đình, ứng xử giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản nhất giúp cho gia đình phát triển bền vững và hạnh phúc.

- Hãy nhớ rằng cả hai vợ chồng là người đều quan trọng, "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm".

- Hãy phá bỏ "CÁI TÔI" vì thực ra cái đó không quan trọng - hạnh phúc gia đình là quan trọng.

- Người chồng cần tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, học tập, phát triển kinh tế, quan hệ gia đình, xã hội,.. nhằm giải tỏa cho nhau những áp lực về tâm lý..

- Hãy chia sẻ việc nhà cùng nhau

- Hãy nói lời yêu thương, biểu lộ tình cảm theo cách riêng của mình vì những câu nói, lời động viên là cách thể hiện tình cảm tốt nhất.

- Không nói lời nói cay nghiệt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tạo sự tổn thương cho bạn đời và mất mát tình cảm, đôi khi khó nhìn mặt nhau.

- Hãy tôn trọng cá tính của nhau vì vợ chồng là một đôi nhưng là hai cá thể, có khi rất tâm đầu ý hợp nhưng có khi có những khác biệt về vốn sống, sở thích.

- Hãy chủ động giải quyết mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhất, không để mâu thuẫn tích tụ lâu ngày. Hãy giải quyết mâu thuẫn của ngày hôm nay trước khi lên gường ngủ theo nguyên tắc hòa thuận, yêu thương, tôn trọng vì sự phát triển bền vững của gia đình.

- Hãy nói lời chân thành xin lỗi và đừng bao giờ lặp lại lỗi lầm đó.

- Hãy mở rộng tấm lòng và sẵn sàng tha thứ trên nguyên tắc hiểu và thương yêu nhau.

2.Ứng xử trong quan hệ cha mẹ - con

Trong suy nghĩ của người Việt, con cái là tài sản vô giá. Do đó, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”.

- Hãy tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm.

-Hãy áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi.

-Hãy là “người bạn lớn” của con để chia sẻ tâm tư và hướng dẫn con giải quyết những khó khăn thách thức trong đời sống.

-Hãy là gương cho con về ý chí rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con.

-Hãy lắng nghe và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình.

-Hãy đối xử công bằng, không thiên vị, suy bì giữa các con. (con này hơn con kia và ngược lại)

- Hãy học cách kiềm chế trước những lỗi lầm của con.

-Nếu bố mẹ ứng xử chưa phù hợp, hãy tìm thời điểm thích hợp nói lời giải thích và xin lỗi.

Cha mẹ không nên:

- Xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con (chửi rủa, nhục mạ, trừng phạt thân thể,...).

- Xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên.

- Áp đặt, độc đoán; ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích.

- Nói một đằng làm một nẻo, "Tiền hậu bất nhất".

- Bỏ bê con cái: xao lãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con,

- Phân xử bất công bằng trong đối xử giữa các con

- Chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con.

3. Ứng xử trong quan hệ con cái - cha mẹ

Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục con cái. Con được nhận nuôi dù không sinh nhưng cha mẹ có công lao dưỡng dục. Không phân biệt con dâu, con rể, vì vậy, làm con phải biết bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Tùy theo tuổi nhỏ hay đã trưởng thành mà có những ứng xử cho phù hợp.

- Phải kính trọng bố mẹ thể hiện bằng việc làm, lời nói, cách đối xử…

- Phải chăm chỉ học tập và lao động phù hợp với lứa tuổi, giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp.

- Phải thường xuyên thăm viếng, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình. Nếu ở xa nên gọi điện thoại thường xuyên

- Nên hỏi ý kiến cha mẹ trong những việc lớn, coi trọng ý kiến của cha mẹ. Mời cha mẹ chủ trì những việc quan trọng, thay mặt gia đình tiếp xúc với ông bà, họ hàng giúp cha mẹ chăm lo hương khói tổ tiên.

- Nên chăm sóc đời sống vật chất (tùy theo điều kiện), tinh thần khi cha mẹ tuổi cao.

- Nên chia sẻ, gánh vác công việc của đôi bên gia đình (nội, ngoại).

4. Ứng xử trong quan hệ ông bà - cháu

Quan hệ ông bà - cháu là mối quan hệ có tính chất tiếp nối của quan hệ cha mẹ - con. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định.Điều kiện ngày nay, do xu hướng gia đình hạt nhân hóa, tốc độ di cư nhanh nên điều kiện ở gần, chăm sóc có phần suy giảm. Tuy nhiên, con cháu phải:

- Hiếu, kính đối với ông, bà thông qua lời nói lễ phép. Tùy điều kiện kinh tế có thể biếu quà, biếu tiền.

- Thường xuyên thăm hỏi, động viên và chia sẻ tâm tình vì người già thường có cảm giác cô đơn.

- Tham gia các sự kiện của gia đình, dòng tộc để ông bà thầy sự quan tâm của con cháu với người cao tuổi.

5.Ứng xử trong quan hệ anh, chị, em

Ngày nay, mô hình gia đình đã thu nhỏ lại. Gia đình có ít anh chị em ruột hơn. Dù là mối quan hệ huyết thống hay được nhận nuôi, anh chị em trong gia đình, họ hàng đều cần được giáo dục cách ứng xử đoàn kết, thân ái. Anh chị em cần phải:

- Hòa thuận, thương yêu, chia sẻ trách nhiệm chung của gia đình như nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ, việc họ hàng, thân tộc

- Tôn trọng đối với anh, chị, bao dung đối với các em, giữ gìn sự bình đẳng

- Tương hỗ với nhau, hướng dẫn nhau trong học tập, chia sẻ việc nhà theo khả năng (khi còn nhỏ), hỗ trợ nhau lúc khó khăn, đồng cảm chia sẻ nỗi đau thương, động viên tinh thần để gia đình cùng phát triển.


4 TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH:

TÔN TRỌNG - BÌNH ĐẲNG - YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ

Gia đình là nơi hiện hữu và hài hòa các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cháu chắt, ông bà… liên kết với nhau bằng tình cảm và huyết thống. Đó là tổ ấm vật chất và tinh thần thân thiết máu thịt thiêng liêng cao cả. Nơi ấy mọi thành viên đều tìm thấy sự bình yên, tình yêu thương, niềm hạnh phúc, lòng kính trọng và đạo đức hi sinh.

Gia đình có truyền thống lâu đời, tồn tại trong dòng họ, cộng đồng, được hình thành và phát triển bền vững, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, đời nối đời làm nên những giá trị quý báu. Giá trị lớn lao mà gia đình truyền lại đó là cách ứng xử tôn trọng – bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Cũng nhờ báu vật ứng xử này mà gia đình có được tình yêu truyền đời, tình thương bao la, lòng vị tha nhân ái, đức hi sinh cao cả, khả năng duy trì nòi giống mãnh liệt và sức lao động sáng tạo bền bỉ diệu kỳ.

Trong gia đình, việc các thành viên biết tôn trọng nhau đó là yếu tố ứng xử đầu tiên. Ngay từ khi yêu nhau, trong quá trình cảm hóa và chinh phục trước cả lúc hôn nhân, cặp nam nữ đã biết thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau rồi. Sự tôn trọng ấy thể hiện thái độ trân trọng, tin tưởng trọn vẹn ở người bạn tình mà sau này là bạn đời của mình. Sự tôn trọng trong tình yêu ấy đã đưa đến tình chồng vợ và một gia đình mới ra đời trong sự tôn trọng nhau của đôi bên gia đình hai họ.

Nếu trong tình yêu ban đầu có sự tôn trọng, thì khi thành vợ chồng, khi có con cái và chung sống với ông bà cha mẹ nữa thì sự tôn trọng ở mỗi người sẽ phải nhân lên gấp nhiều lần.

Tôn trọng là một đức tính quý giá, không thể ngay một lúc mà có được. Nó được hình thành từ trong tính cách và thái độ ứng xử biết mình biết người. Người biết tôn trọng trong gia đình phải là người tự tin và tự tin nhưng không sa vào tự cao tự đại và để thiếu đi lòng tự trọng cần thiết. Giữ gìn tự trọng trong ứng xử gia đình là tối cần thiết để duy trì từ ngọn lửa hạnh phúc, mãi ấm áp tỏa sáng.

Gia đình là tế bào xã hội đồng thời lại là một xã hội thu nhỏ. Vì vậy trong gia đình phải có tôn ti trật tự theo huyết thống gia tộc, theo thứ tự tuổi tác và theo trình độ vốn sống, sự hiểu biết để tôn trọng nhau cho đúng vai đúng vế, cho hợp lẽ phải.

Cha ông ta đã để lại câu thành ngữ "Cá đối bằng đầu - cá mè một lứa" chính là để phê phán thói hư tật xấu không tôn trọng nhau trong gia đình, họ tộc. Đó là sự quá trớn lỡ đà trong ứng xử gia đình cần phải uốn nắn điều chỉnh theo triết lý nhận thức dân gian: Dạy con từ thủa còn thơ/ Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về.

Tiêu chí ứng xử tôn trọng trong gia đình ở rất nhiều khía cạnh và có những nội dung sâu sắc thể hiện đậm nét qua phong tục, tập quán. Sự tôn trọng về tuổi tác là kính già - yêu trẻ. Đi hỏi già về hỏi trẻ. Người già là cây cao bóng cả được mọi người tôn kính, được tin yêu, được nghe lời, được chăm sóc tốt nhất từ miếng ăn đến giấc ngủ và sự dưỡng lão cần thiết, tốt nhất trong gia đình. Ngược lại trong gia đình những thành viên ít tuổi cũng nhận được nhiều hơn sự tôn trọng khi được chăm sóc dạy dỗ, nâng niu chiều chuộng đúng mức để khôn lớn trưởng thành.

Trong gia đình, sự tôn trọng nghề nghiệp, sở thích đam mê, học vấn, những hạn chế về sự hiểu biết của nhau cũng cần được tôn trọng đúng mức. Đó là thái độ không coi thường người yếu thế, người có điểm xuất phát thấp, học vấn chưa cao. Hoàn cảnh, cảnh ngộ trước khi lập gia đình không thuận lợi cũng rất cần nhận được sự tôn trọng cảm thông chia sẻ. Không nên khơi gợi những chuyện buồn quá khứ, những kỷ niệm rất riêng mà thời gian đã vùi lấp vào dĩ vãng.

Xúc phạm người thân trong gia đình là lỗi lầm khó có thể tha thứ vì nó đi ngược lại sự tôn trọng cần thiết trong đời sống hôn nhân, sự động chạm khơi gợi vào nỗi đau, lòng trắc ẩn, sự bất hạnh, khuyết tật hay yếu đuối đều rất bất lợi cho người thân. Có không ít người đem sự yếu kém của quê quán, dòng họ, gia đình người thân ra để rỉa rói khi giận dữ, hoặc cười cợt khi bông đùa là rất phản cảm. Vô tình họ đã làm tổn thương, hạ nhục người thân trong gia đình mình.

Bình đẳng là tiêu chí cần thiết đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Gia đình từ hai tới nhiều thành viên có từ 1 đến 3 thế hệ. Có gia đình tới 4 thế hệ chung sống gọi là tứ đại đồng đường. Trong điều kiện đó các thành viên gia đình chung sống bình đẳng sẽ tạo cho tổ ấm hạnh phúc, sự hòa đồng thoải mái. Mọi người được bình đẳng sẽ là động lực để phát huy vai trò cá nhân tham gia vào tổ chức cuộc sống gia đình tốt nhất có thể.

Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, là dĩ hòa vi quý, là quá trớn, lạm dụng không phân biệt người trên kẻ dưới, người già người trẻ, người yếu người khỏe, người sống tốt với người có sai lầm khuyết điểm. Bình đẳng được hiểu và vận dụng là sự cân bằng tương ứng giữa quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình. Người gánh vác công việc làm tròn bổn phận của mình được phân công, người được chăm sóc hưởng đầy đủ những điều kiện mình được ưu đãi.

Ý kiến của một người được nhiều người lắng nghe, quan tâm đáp ứng. Công việc chung của gia đình mọi người cùng tham gia. Cách giải quyết các tình huống đối với các thành viên gia đình mang tính dân chủ, công khai, công bằng hợp lý, không thiên lệch, không để xảy ra ghen tị, suy bì, kèn cựa, mắc mớ. Người có lỗi biết nhận lỗi để sửa chữa. Người trong nhà có lòng vị tha, không chấp nhận thành kiến, phân biệt đối xử.

Ngay từ xa xưa, trong lúc khốn khó thì sự bình đẳng vợ chồng trong gia đình cũng để lại trong nhiều câu ca dao bất hủ. Nói về bình đẳng trong lao động sản xuất, chia sẻ gánh vác việc đồng áng có câu: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Trong bữa cơm gia đình dù còn có thể thiếu thốn, nghèo nàn vẫn là sự chia sẻ bình đẳng chan chứa nghĩa tình: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Ngay khi đánh giá về công sức xây dựng gia đình sự bình đẳng cũng thể hiện sinh động của chồng, công vợ.

Thành ngữ mới cũng có câu rất hay về bình đẳng gia đình: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.

Trong gia đình ngày nay hầu như không còn hiện tượng trọng nam khinh nữ như xưa. Sự tôn trọng giới tính, bình đẳng giới đang trở nên phổ biến. Người phụ nữ được bình đẳng, được phát huy mọi sở thích khả năng để làm chủ gia đình và gánh vác công việc xã hội.

Trong gia đình truyền thống, phụ nữ chưa được hưởng sự bình đẳng vì phụ thuộc nhiều vào chồng con. Ngày nay, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ thực sự được bình đẳng khi vừa lao động gia đình vừa tham gia vào lao động xã hội và nuôi dạy, tạo dựng nhân cách con cái. Vị thế phụ nữ gia đình được đánh giá cao ngang hàng với nhau về giới đó là bước tiến lớn của bình đẳng giới, bình đẳng trong gia đình.

Yêu thương là tiêu chí ứng xử số 1 trong quan hệ gia đình. Gia đình hình thành từ xuất phát điểm ban đầu là tình yêu. Khi đã nên duyên vợ chồng và sinh con thì tình thương trở thành báu vật của gia đình.

Tình yêu thương là sự hòa hợp giữa cảm tính và lý tính, giữa cho đi và nhận lại, giữa trách nhiệm với thụ hưởng, giữa sự thiếu vắng với bù đắp để có được không gian hạnh phúc. Tình yêu thương là chất men say, chất kết dính diệu kỳ của mỗi gia đình. Nó trở thành thiêng liêng cao cả không gì có thể sánh bằng, không gì có thể đánh đổi. Đó là báu vật của hạnh phúc mà gia đình nào cũng sẵn có, không cần phải vay mượn. Là cội nguồn cho sức mạnh tình cảm sâu nặng và lòng thủy chung bền chặt keo sơn gắn bó mật thiết ở môi trường gia đình.

Ngay từ thủa hàn vi khốn khó, ngọn lửa yêu thương trong tình cảm vợ chồng, gia đình vẫn ấm nóng, thiêng liêng, cao quý: Chống ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tình yêu thương gia đình đọng lại ở những cử chỉ thân ái, săn sóc, chở che, cảm hóa, cảm mến nhau không ngừng nghỉ. Cho dù những lo toan gánh vác và trắc trở họ vẫn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Tình yêu thương đã làm cho thành viên gia đình biết cảm thông, nhường nhịn, bỏ qua cho nhau những khiếm khuyết, thậm chí cả lầm lỗi mềm yếu và sẵn sàng hi sinh cho nhau đảm bảo để gia đình được hạnh phúc trọn vẹn.

Tình yêu thương gia đình còn bộc lộ ở khả năng tạo dựng không gian sống hạnh phúc. Đó là nơi chốn đầm ấm bình yên để sớm tối đi về, để vững vàng thủy chung và không thể bị sa ngã, lạc lối trước bao cám dỗ ngoài đời. Đó cũng là sự kiên trì cảm hóa, cảm mến nhau, khám phá chinh phục nhau bền bỉ khi luôn giữ trong tim ngọn lửa ấm và hình bóng của nhau. Tự nguyện dâng hiến, tự nguyện yêu thương, tự nguyện thỏa mãn nhu cầu của nhau như một lẽ tự nhiên của tạo hóa của đất trời ban tặng cho nhau.

Câu ca xưa đã thắp lên ngọn lửa yêu thương nồng nàn tình chồng vợ, một sự hi sinh về nhau rất có ý nghĩa: Chàng ơi cho thiếp theo chàng/ Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

Cuộc sống gia đình cần lắm sự chia sẻ, cảm thông động viên khích lệ. Chia sẻ ở đây dành cho cặp vợ chồng tâm tình, tâm tư và thông tin cho nhau những vấn đề đặt ra trong cuộc sống lứa đôi và mối quan hệ với những người xung quanh. Cũng có thể là những chia sẻ của mẹ cha với con cái hoặc con cái với cha mẹ về những điều cần phải bày tỏ trong mối quan hệ gia đình và xã hội liên quan. Với các gia đình sống chung nhiều thế hệ, việc sẻ chia giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, chắt và ngược lại cũng rất cần có để hiểu biết lẫn nhau giải tỏa những điêu chưa thông hiểu, tạo ra sự cảm thông đồng điệu.

Chia sẻ là bức thông điệp yêu thương bày tỏ nỗi niềm đó là thông báo cần thiết hoặc tiếp nhận những thông tin cần thiết để người thân hiểu rõ, hiểu thêm, hiểu sâu, hiểu kỹ những vấn đề vướng mắc, những trăn trở băn khoăn, những gì cần giúp đỡ, hợp tác, giải tỏa, giải quyết tháo gỡ bức xúc trì trệ, ách tắc. Chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ khó khăn thiếu thốn, những hẫng hụt về tình cảm về vật chất cũng trở nên cần thiết với các thành viên trong gia đình. Truyền thống gia đình từ xa xưa đã chắt lọc những thành ngữ về sự sẻ chia rất sâu sắc:

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

- Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh.

Sự cởi mở trong giao tiếp gia đình chính là nhịp cầu nối những yêu thương và xây dựng nên tòa lâu đài hạnh phúc. Nếu không có sự sẻ chia, trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến những khép kín tâm tư, đóng cửa tâm hồn, tạo ra sự cách biệt vợ chồng, cách biệt giữa các thế hệ ở chung một mái nhà. Đó thực sự là những bế tắc, bức bách trong cuộc sống gia đình và là mầm mống cho những hiểu lầm, mâu thuẫn xung khắc, hiện tượng này cha ông ta đã có câu thành ngữ rất chí lý: “Đồng sàng dị mộng”. Người trong một nhà nằm chung một giường nhưng tâm tư, ý nghĩ, tình cảm lại rẽ về hai phía, lại xa cách một cách khủng khiếp. Cái hố sâu ngăn cách tình cảm ấy không dễ gì san lấp, xóa nhòa được. Chỉ có sự sẻ chia mới thoát ra khỏi cảnh đồng sàng dị mộng.

Sự sẻ chia trong sinh hoạt gia đình, trong đời sống vợ chồng không cứ gì phải to tát. Nó nảy nở giao tiếp qua lại bình dị trong bữa ăn, giấc ngủ, trong lời ăn tiếng nói. Chia sẻ công việc gia đình để gắn kết tình vợ chồng. Chia sẻ gánh nặng áp lực trong công việc sẽ làm cho người thân, bạn đời thoải mái hơn.

Nói về một giấc ngủ của cặp vợ chồng khuyết tật cũng biết chia sẻ để tâm đầu ý hợp: Chồng còng mà lấy vợ còng/ Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.

Nói về một bữa cơm gia đình đầm ấm sẻ chia, một nhà thơ đã viết:

Cơm ai xới hạt dẻo mềm

Câu mời mát ngọt lời em đượm tình

Miếng ngon anh gắp cho mình

Chứa chan chồng vợ lung linh mắt cười…

Tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô hình gắn bó con người tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc. Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương và chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình. Tiêu chí ưu việt đó chính là cỗ máy thần diệu vận hành mô hình gia đình, tế bào xã hội đảm bảo hài hòa giữa các giá trị gia đình truyền thống với những chuẩn mực tiêu biểu của văn hóa gia đình thời kỳ mới. Nếu nắm trong tay cỗ máy bảo bối này và vận hành nó thành thục chúng ta luôn có được niềm hạnh phúc gia đình vô bờ bến trong tay.

I. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ VỢ CHỒNG

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

CỦA NGƯỜI LÀM VỢ, LÀM CHỒNG

1. Quyền của người vợ, người chồng

1.1. Quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Điều 17, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định năm 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”

Không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình. Khác với quan hệ vợ chồng trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm nay luôn bị quan niệm là hậu phương, là “ngồi xó bếp”, là “lấy chồng phải theo chồng”.

Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong mọi mặt đời sống đòi hỏi cả hai cá nhân cần nỗ lực để thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.

Cho dù vậy, cũng rất khó xác định cách đảm bảo sự bình đẳng trong mọi hoạt động giữa vợ và chồng vì không giống như những quy định trong xã hội có tiêu chí đánh giá cụ thể, trong gia đình, hầu hết mọi hoạt động đều được phân công thực hiện theo những chuẩn mực, cách thức có từ nhiều thế hệ và mỗi cá nhân đều chịu những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vợ/làm chồng. Do vậy, đôi khi tồn tại xung đột giữa mong muốn của cặp vợ chồng với mong muốn từ phía những thành viên khác (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng xử truyền thống và hiện đại.

Do vậy, đôi khi việc thực hiện quyền bình đẳng lại trở nên cứng nhắc như trong tình huống sau:

“Chị C luôn mong muốn vợ chồng phải bình đẳng trong gia đình. Chị C không “cào bằng” nhưng yêu cầu chồng phải luôn bên cạnh vợ, thấy vợ làm gì thì làm cùng. Để tiện “chia sẻ”, vật dụng gì trong nhà chị cũng sắm hai thứ. Nhà có 30m2 nhưng lúc nào vợ một xô nước, một cái chổi, thì chồng cùng nhăm nhăm lấy chổi, xách nước để lau cùng. Khi chị nấu bếp thì anh nhặt rau, chị thái hành, anh rán cá, chị vo gạo. Ngay cả việc giặt quần áo chị cũng đòi anh phải đứng cạnh để “vắt nước”. Khi chị rửa bát thì anh đứng cạnh để lau khô và xếp vào chạn… Hai vợ chồng cứ đủng đỉnh “sánh vai nhau” như vậy khiến anh K sốt ruột. Nhưng khi anh đề nghị mỗi người làm một việc cho nhanh thì vợ anh nhất định không chịu. Chị bảo như vậy thì sẽ có người việc nhiều, việc ít mà tình cảm vợ chồng không được kết nối. Hai người bên nhau sẽ chia ngọt sẻ bùi nhiều hơn.”

Đặc thù mối quan hệ giữa vợ chồng là xuất phát từ tình yêu, từ những cảm xúc, mong muốn, quy ước riêng tư nên sự bình đẳng không phải được thực hiện một cách cứng nhắc, cào bằng mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, dựa trên năng lực, sở trường của vợ và chồng. Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách tự giác và bền vững trong mỗi gia đình.

1.2.Quyền được yêu thương, chung thủy; được chăm sóc, quý trọng

Hôn nhân là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu, sự hòa hợp về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình, chung sống lâu dài. Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếu tố then chốt đểgiữ gìn hạnh phúc gia đình và sự say mê giữa các cặp lứa đôi. Khác với hôn nhân từ những lý do như kinh tế, địa vị, trao đổi lợi ích, hôn nhân vì tình yêu rất cần sự bồi đắp hàng ngày bởi nếu ngọn lửa tình yêu lụi tàn thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất dễ xảy ra.

Quyền được yêu thương thể hiện ở khía cạnh tinh thần bằng sự chăm sóc, tôn trọng, trung thực trong đời sống thường ngày, là những lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ mỗi khi người vợ/chồng gặp khó khăn, đau ốm. Không phải vô cớ mà người xưa lại nhấn mạnh quan niệm “vợ chồng kính nhau như khách”. Khoan hãy bàn đến khía cạnh lễ giáo phong kiến mà chúng ta có thể thấy một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng của mối quan hệ vợ chồng, đó là sự tôn trọng, giữ những nguyên tắc nhất định, không suồng sã để bỏ qua những mong muốn của người khác.

Ở khía cạnh vật chất, tình yêu thương, sự chăm sóc, quý trọng cần được thể hiện không phải bằng của cải mà là nỗ lực mang lại một cuộc sống ổn định, đảm bảo các nhu cầu sống và phát triển để người vợ không cần phải vất vả gánh vác gánh nặng kinh tế một mình.

Sự chung thủy là một trong những tiêu chí ứng xử quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng bởi nó chính là yếu tố then chốt để duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng/hôn nhân. Khi hai cá nhân bước vào hôn nhân là bản thân mỗi người đều xác định họ sẽ gắn bó, yêu thương với người vợ/chồng của mình đến trọn đời.

Quan hệ vợ chồng được kết nối bởi tình yêu, trách nhiệm, sự tôn trọng. Tình cảm này hết sức gắn bó, đẹp đẽ và thiêng liêng, là sự cam kết gắn bó giữa hai cá nhân thành một thực thể và sẽ chỉ thay đổi khi họ không còn sống chung hoặc một trong hai người mất đi.

Chung thủy là chỉ sự không thay đổi, trước sau như một. Tùy theo quan niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc, từng quốc gia qua từng thời kỳ mà quan niệm về sự chung thủy hay nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng có nhiều khác biệt. Các tôn giáo khi bàn tới đạo lý trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình cũng luôn đề cao giá trị của sự chung thủy. Như Phật giáo coi vợ chồng là nhân duyên và luôn nhắc nhở người vợ và người chồng phải giữ sự chuẩn mực đạo đức, tiết hạnh, không nảy sinh tà ý.

Đòi hỏi sự chung thủy cũng là quyền chính đáng của cặp vợ chồng, nhất là khi bối cảnh của cuộc sống xung quanh cặp vợ chồng luôn có nhiều biến động. Những quan niệm cởi mở hơn và đặc thù của các mối quan hệ xã hội có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng. Nếu như trước đây, khi kết hôn, cá nhân có xu hướng hạn chế các mối quan hệ khác giới khác như bạn bè, đồng nghiệp thì hiện nay họ có thể cởi mở hơn và duy trì các mối quan hệ này song song với quan hệ vợ chồng. Sự chung thủy trong xã hội hiện đại không chỉ là việc dành toàn bộ thời gian bên vợ/chồng của mình mà quan trọng là sự cam kết trong suy nghĩ, trung thực trong hành động và toàn tâm toàn ý yêu thương, chăm sóc vợ/chồng của mình.

Cuộc sống hiện nay luôn ẩn chứa nhiều cám dỗ, những chướng ngại cần phải vượt qua. Tuy nhiên, duy trì sự chung thủy chính là khả năng, là sự biểu hiện của người trưởng thành, có lý trí. Giữ gìn sự chung thủy là giữ gìn được lòng tin, sự tôn trọng và tình yêu trong hôn nhân, giúp cuộc hôn nhân được bền vững và cặp vợ chồng trải qua được những sóng gió của cuộc đời.

1.3. Quyền cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

Việc nhà, theo quan niệm của người Việt Nam thường được coi là trách nhiệm của người phụ nữ/người vợ/người mẹ. Rất nhiều loại công việc thường được coi như không tên và không được tính công và vì vậy công sức, sự vất vả, thời gian của người vợ khi làm việc không tên này trong nhiều trường hợp không được nhìn nhận công bằng. Quan niệm đã tồn tại phổ biến trong các gia đình cũng như ngoài xã hội.

Và chính vì phụ nữ phải chịu trách nhiệm làm những công việc không tên/không được trả công và đặc biệt những người phụ nữ vì một số lý do nào đó không tham gia vào lĩnh vực có thu nhập nên tiếng nói của họ trong gia đình trở nên ít có giá trị, thậm chí có những quan niệm nặng nề như “đàn bà ngồi trong xó bếp, biết gì mà tham gia”. Giá trị của người vợ và công sức lao động của họ bị xem thường và bỏ qua.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội được tiến hành năm 2007 tại Hà Tây thì một ngày một người phụ nữ dành năm tiếng để làm việc nhà trong khi đàn ông chỉ dành một hoặc hai tiếng để "giúp một tay/giúp đỡ làm việc nhà".

Tuy nhiên, quyền chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình hiện nay đã được luật pháp quy định và bảo vệ. Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trách nhiệm của vợ chồng là cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Như vậy, được chia sẻ công việc nhà là quyền lợi và nghĩa vụ của cả vợ và chồng chứ không phải là trách nhiệm của riêng người vợ hay sự giúp đỡ, "làm hộ" của người chồng.

1.4. Quyền sống chung giữa vợ và chồng

Khoản 2, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định "Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác".

Như vậy, quyền sống chung nhằm mục đích để quy định việc cùng chung sống sau khi kết hôn nhằm chia sẻ những trách nhiệm, xây dựng sự gắn bó bền vững.

Trên thực tế, có nhiều gia đình vì những hoàn cảnh riêng như công việc, chăm sóc các thành viên khác (như cha mẹ già yếu) nên không thể cùng chung sống. Trong những trường hợp này, cặp vợ chồng cần nỗ lực để hòa hợp, thông cảm và chia sẻ cũng như tìm cách bù đắp, chăm sóc nửa kia của mình.

1.5. Quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đây là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển lành mạnh, tích cực của mỗi cá nhân. Khi chưa kết hôn và đã là người trưởng thành chúng ta dễ dàng hơn khi có thể tự quyết định những vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi đã có gia đình với những sự ràng buộc của trách nhiệm, những lo toan, tính toán không chỉ cho mình mà cả người vợ/chồng và các thành viên khác, mọi lựa chọn đều cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của người còn lại. Đặc biệt là đối với người phụ nữ, ngay cả khi giá trị bình đẳng đã trở thành quyền được pháp luật bảo vệ và quy định thì khi trở thành người có gia đình - với thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ đều dễ gặp phải những cản trở khi thực hiện những quyền trên của mình.

Mỗi người phụ nữ khi bước vào cuộc sống gia đình, bên cạnh việc mang trong mình những trách nhiệm mới của việc làm vợ/làm mẹ thì bản thân họ cũng là những cá nhân có công việc, sở thích, mong ước riêng của mình. Do vậy, họ vẫn được đảm bảo những quyền lợi của mình để tiếp tục tham gia học tập, làm việc. Đối với phụ nữ Việt Nam, bên cạnh việc lao động, học tập, chị em còn chịu trách nhiệm chính trong công việc nhà và chăm sóc con cái do vậy đôi khi quyền lao động, học tập của phụ nữ chưa được đảm bảo đầy đủ. Điều này xuất phát không chỉ do xã hội, các gia đình và bản thân người chồng chưa tạo điều kiện, chia sẻ, động viên người phụ nữ mà bản thân người vợ cũng đôi khi vì ý thức về vai trò của mình mà bỏ qua những cơ hội để phát triển.

Do vậy, hơn ai hết, người vợ phải nhận thức được quyền lợi của mình trong gia đình để tích cực trao đổi với người chồng trong việc chia sẻ việc nhà, chăm sóc con cũng như có định hướng đầu tư hợp lý thời gian, kinh phí cho những mong ước chính đáng trong bước đường phát triển của người vợ.

Trên thực tế, người phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực lao động, việc làm đều thiệt thòi hơn nam giới. Tính đến 01/7/2017 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,5 triệu người, trong đó lao động nam 28,3 triệu người chiếm 52%, lao động nữ 26,2 triệu người chiếm 48%.

Chất lượng việc làm của lao động nữ còn chưa ổn định và thiếu bền vững do lao động nữ thường tập trung trong các lĩnh vực có có trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc có tính bền vững và ổn định không cao[1]. Điều đó dẫn đến tình trạng lương bình quân hàng tháng của lao động nữ làm công hưởng lương thấp hơn so với lao động nam (nữ khoảng 4,58 triệu đồng so với nam là 5,19 triệu đồng).

Mặt khác, tình trạng sa thải lao động độ tuổi 35 trở lên, trong đó phần lớn là lao động nữ đang là một vấn đề lớn đáng báo động cho thị thường lao động hiện nay. Kết quả khảo sát ở một số doanh nghiệp cho thấy có nơi tới 80% phụ nữ tuổi trên 35 làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc. Với lý do chính là do cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt[2]. Vấn đề này Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét để sớm có những giải pháp và can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn còn sự khác biệt về giới trong cách tính lương hưu đối với lao động nam và nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 khi tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam chỉ giảm 2% trong khi lao động nữ giảm tới 10% so với người có cùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu năm 2017.

Những con số này cho thấy sự bất bình đẳng mà người phụ nữ đang phải chịu khi tham gia vào lĩnh vực lao động, việc làm. Do vậy, hơn ai hết, gia đình và đặc biệt là người chồng cần quan tâm tới khả năng và nhu cầu của người vợ để cùng tạo điều kiện cho cả hai người được học tập và làm việc theo mong muốn của mình. Từ việc thực hiện bình đẳng trong gia đình, người phụ nữ mới được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc cũng như xã hội.

Đối với việc tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không phân biệt giữa phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, cũng giống như các lĩnh vực khác, rào cản lớn nhất đối với người phụ nữ có khi lại xuất phát từ chính gia đình, bởi những trách nhiệm mà xã hội “gán” cho phụ nữ. Có những gia đình, hết giờ làm, người chồng có thể dành ít nhất một buổi tối trong một tuần để tham gia hoạt động thể thao hoặc đi gặp bạn bè, giải trí trong khi người vợ của họ phải làm việc nhà đủ bảy ngày trong một tuần. Những quy định của Nhà nước đôi khi chỉ đặt ra những nguyên tắc xử sự chung mà không thể can thiệp vào cuộc sống riêng của mỗi gia đình. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí thời gian, công việc, nguồn lực tài chính để cả người vợ và người chồng đều được tham gia vào các hoạt động xã hội là trách nhiệm của người chồng và các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh những quyền lợi cơ bản được liệt kê ở trên, người vợ còn có những quyền khác được pháp luật bảo vệ như tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng đồng thời rất nhiều quyền, nghĩa vụ khác liên quan tới chế độ tài sản, chấm dứt hôn nhân, con cái.

2. Trách nhiệm của vợ/chồng

2.1. Trách nhiệm của người vợ

* Đồng hành cùng người chồng trong suốt cuộc đời

Người bạn đời có lẽ là một tên gọi phù hợp nhất, thiêng liêng nhất để chỉ những người đã kết hôn bởi không chỉ bên nhau như những người yêu, họ còn giữ vai trò là người bạn bên cạnh nhau suốt cả cuộc đời. Người vợ là người tình, người bạn tri kỷ cùng sánh bước với chồng trong hành trình cuộc sống. Sự đồng hành, gắn bó qua những tháng ngày yêu cho đến khi làm vợ/làm chồng, làm cha/làm mẹ khiến người vợ thực sự hiểu và tôn trọng người chồng của mình. Không chỉ là sự ủng hộ sau mỗi quyết định đúng đắn mà mỗi người vợ còn phải mang trong mình sự sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, đồng cảm với người chồng mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu châm ngôn ấy luôn phù hợp dù bối cảnh xã hội có thay đổi như thế nào. Một ngôi nhà chỉ thực sự thành tổ ấm với những ánh lửa hạnh phúc được thắp lên từ người phụ nữ trong gia đình.

Sự đồng hành bên nhau còn là sự nâng đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người chồng để thực hiện được những mơ ước, mục tiêu trong công việc, trong cuộc sống đồng thời có ý thức chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp, giá trị của bản thân, tránh tâm lý tự tin, an phận, cũng như không lấn lướt, thiếu tôn trọng người chồng.

Đặc biệt khi gia đình hoặc người chồng gặp khó khăn, thất bại, người vợ cần là chỗ dựa để lắng nghe, chia sẻ, động viên và tìm cách hỗ trợ, cùng giải quyết những khó khăn ấy. Trong lúc này, nên hạn chế việc trách móc, hờn giận mà nên xác định cần đồng lòng để vượt qua những thử thách, vì mục đích giữ gìn mái ấm gia đình.

* Giữ vai trò làm vợ

Đời sống hôn nhân của không ít đôi vợ chồng bắt đầu trục trặc khi đứa con đầu lòng chào đời. Người vợ đôi khi vì dành hết thời gian chăm sóc con mà quên đi quyền lợi và nghĩa vụ làm vợ của mình, khiến cho nhiều người chồng cảm thấy hụt hẫng. Hãy lấy lại cân bằng cho cả hai vai trò quan trọng này bằng cách dành thời gian và tận dụng mọi cơ hội để hai người được bên nhau, đặc biệt là những khoảnh khắc riêng tư. Đồng thời, tạo điều kiện cho người chồng tham gia vào quá trình chăm sóc con để cùng chia sẻ ý nghĩa của việc làm cho mẹ cũng như tạo sự gắn kết giữa vợ chồng với đứa trẻ và giữa vợ chồng với nhau. Bạn có thể đặt ra những “quy định” nhỏ về việc bố trí thời gian dành cho người chồng như dành một buổi tối trong tuần để nấu bữa tối, xem một bộ phim trên ti vi hoặc chỉ là để cùng đi siêu thị. Những khoảnh khắc riêng tư sẽ tạo cho cả hai những cảm xúc, động lực để không bị xa cách bởi sự bận rộn dành cho con cái cũng như để củng cố vị trí người vợ/người chồng trong suy nghĩ của nửa kia.

* Duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu

Truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng sự riêng tư trong những mối quan hệ thân mật như vợ chồng. Đó là một truyền thống tốt và phù hợp với văn hóa Việt Nam, tuy nhiên đôi khi nó cũng làm ngăn trở sự phát triển tự nhiên của cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình. Các nghiên cứu khoa học đưa ra một số kết luận như trẻ em sống trong môi trường gia đình nhiều tình yêu sẽ có điều kiện để phát triển tự tin, lạc quan hơn và có xu hướng hành xử tích cực với mọi người xung quanh khi trưởng thành.

Là người vợ, bạn nên bày tỏ tình yêu, sự chăm sóc, gắn bó với người chồng trước mặt các con để các con ý thức được về mối quan hệ giữa cha mẹ, học được cách bày tò tình cảm, quan tâm tới người khác. Đồng thời sự khéo léo của người vợ khi duy trì ngọn lửa tình yêu sẽ làm sự đam mê giữa vợ chồng thêm dài, tránh tạo cảm giác nhàm chán, nhạt nhẽo, không cần thiết dễ làm tăng các nguy cơ phai nhạt tình cảm

Công việc và gia đình có thể làm bạn mệt mỏi và bận rộn, nhưng đừng quên tặng chồng những nụ cười, ánh mắt vui tươi, câu chuyện cần chia sẻ, cũng như lắng nghe tâm tư của chồng một cách cởi mở, chân thành. Vì nếu cả hai ít trò chuyện với nhau hoặc tệ hơn là không có gì để nói thì quan hệ vợ chồng sẽ xấu đi.

Đặc biệt, cần quan tâm tới mối quan hệ giữa vợ và chồng trong chốn phòng the, bởi đây là bí quyết duy trì hôn nhân bền vững. Bạn hãy cùng chồng chủ động và sáng tạo khơi nguồn đam mê để đời sống tình dục luôn được mới mẻ. Ham muốn tình dục có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố như mệt mỏi, stress, trầm cảm hoặc sự tẻ nhạt, nhàm chán... Do vậy, bạn đừng giam hãm và ngừng sinh hoạt vợ chồng mà hãy quyến rũ, thể hiện ham muốn và duy trì đều đặn "ngọn lửa đam mê" cùng chồng. Sự thờ ơ, rập khuôn trong tình dục dễ giết chết tình yêu. Khi chồng gặp "sự cố", bạn hãy cảm thông và động viên, không vội thất vọng, chê trách.

* Thủy chung: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp duy trì hạnh phúc, tình yêu và sự bền vững của mỗi gia đình. Cho dù có thể có những người đàn ông mang trong mình những phẩm chất, điều kiện tốt hơn chồng bạn nhưng tình yêu, sự quan tâm, sự gắn bó giữa hai người không phải dễ dàng có được trong một sớm một chiều. Đừng nên vội vã từ bỏ hạnh phúc của mình chỉ vì một vài giây phút yếu lòng.

* Trung thực và tin tưởng: Sự lừa dối và thiếu lòng tin là kẻ thù của hạnh phúc gia đình, của tình yêu. Hôn nhân cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cam kết trung thực với người bạn đời của mình đến trọn đời. Sự trung thực và tin tưởng là hai mặt của một vấn đề về sự cho và nhận, bạn cho đi sự trung thực và sẽ nhận lại sự tin tưởng, toàn tâm toàn ý. Do vậy, cho dù trong cuộc sống có những thay đổi, bất trắc, khó khăn thì người vợ cần giữ sự trung thực với người chồng của mình bằng việc tạo thói quen luôn chia sẻ những vấn đề trong gia đình, không ngần ngại nói ra những khúc mắc, khó khăn hai vợ chồng, không dấu giếm những bí mật có thể gây tổn hại tới quan hệ của hai người và hạnh phúc của gia đình.

Sự tin tưởng cũng là một trong những viên gạch quan trọng để xây dựng nên nền móng tình yêu của vợ và chồng. Tin tưởng là cách thể hiện sự ủng hộ, giao phó cuộc đời cho người bạn đời của mình. Cuộc sống hiện đại với nhiều cám dỗ dễ làm ảnh hưởng tới sự chung thủy của người chồng với người vợ, vậy làm thế nào để duy trì sự tin tưởng cũng như làm thế nào để lấy lại được sự tin tưởng khi người chồng đã trót sai lầm một lần. Khi ấy, hãy thẳng thắn nói với người chồng về việc bạn đã suy nghĩ và trăn trở những gì khi lừa dối và giờ đây đang muốn cho người đó một cơ hội mới. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn sống và thấp thỏm rằng lịch sử có thể lặp lại một lần nữa, hãy tự vấn tại sao bạn rộng lượng ở lần đầu tiên. Nếu bởi đó là vì tình yêu, hãy cho người bạn đời biết những hoài nghi của bạn, còn bản thân bạn hãy tự cho phép mình tin tưởng một lần nữa. Một khi bạn không thể tin tưởng được nữa thì chắc chắn mối quan hệ của vợ chồng bạn sẽ rất khó khăn.

* Giữ hòa khí trong gia đình

Trong cuộc sống gia đình sẽ có nhiều lúc sóng gió, bất hòa. Để tránh xung đột, bạn hãy học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Trước hết là bằng lời nói. Đừng vội to tiếng tranh cãi, khiển trách, chê bai mà hãy biết tìm một điểm tốt dùng lời khen ngợi trước khi phê bình. Thứ hai là cần biết thấu hiểu và cảm thông. Chính lòng nhân ái, vị tha sẽ giúp bạn giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình tĩnh để phân biệt sự đúng – sai, nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh. Thứ ba, biết nhận lỗi khi bạn có lỗi, tránh "bé xé ra to" hoặc tranh cãi không cần thiết.

* Tổ chức đời sống gia đình ngăn nắp và chi tiêu hợp lý:

Tổ chức cuộc sống gia đình là trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới và do đặc thù của sự phân công vai trò trong gia đình Việt Nam thì đến nay, trách nhiệm này vẫn thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Người vợ phải là người chủ gia đình, nắm vững được điều kiện hiện có về tài chính, đặc thù công việc, thời gian sinh hoạt cũng như nhu cầu, đặc điểm của từng thành viên để có kế hoạch sắp xếp cuộc sống cho phù hơp. Mọi hoạt động trong gia đình từ sinh hoạt thường ngày như ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi cho tới việc chăm sóc sức khỏe các thành viên hay kế hoạch tiết kiệm, phân bổ chi tiêu thì người phụ nữ đều cần có kế hoạch.

Bạn phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm, tránh quá tằn tiện hoặc hoang phí. Ngoài ra, bạn cần cùng chồng và con tổ chức những bữa cơm ngon và đủ dinh dưỡng. Một cuộc sống gia đình được tổ chức tốt, thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên và có sự chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương chính là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình bạn.

2.2. Trách nhiệm của người chồng

* Cùng xây nhà và xây tổ ấm

Trong gia đình, người vợ là người neo giữ con thuyền hạnh phúc để bạn trở về bến đậu sau những dặm trường mệt mỏi, là mẹ của những đứa con yêu dấu của bạn. Ngày nay, phụ nữ cũng là người lao động giỏi, có hiểu biết, học vấn cao và có địa vị trong xã hội. Họ cũng đóng góp công sức để phát triển kinh tế gia đình. Vậy với tư cách là một người chồng, bạn cùng vợ mình xây đắp cuộc sống gia đình như thế nào? Đừng suy nghĩ theo lối truyền thống rằng người chồng chỉ cần kiếm tiền là đã đóng góp cho hạnh phúc gia đình. Ngày nay, vai trò làm chồng, làm cha đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là những dấu ấn của người nam giới thể hiện qua sự quan tâm

*Trung thực và tin tưởng: Người vợ thường đặt niềm tin yêu vào chồng, do đó sự gắn kết và tin tưởng giữa hai vợ chồng phụ thuộc rất lớn vào sự cởi mở, trung thực của người chồng. Người vợ sẽ rất thất vọng và đau khổ nếu người chồng lừa dối.

* Giữ gìn sự thủy chung: Sự thủy chung với vợ hay chồng giúp cho mỗi thành viên tìm thấy ý nghĩa đích thực trong đời sống hôn nhân. Trong cuộc đời, không mấy ai không bị ngả nghiêng trước sóng gió, chính sự thủy chung sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng, sự ngưỡng mộ và tin yêu của vợ, con.

Những nghiên cứu xã hội học gần đây về vấn đề bạo lực gia đình cho thấy ngoại tình không phải là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình. Nhưng ngoại tình là một trong những lý do được nhắc đến khá nhiều trong nội dung trao đổi với các phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình khi họ bị chồng đối xử tệ bạc, đánh đập, hắt hủi vì lý do muốn bỏ vợ để đến với người tình.

Cảm xúc của người vợ khi ấy ngoài nỗi đau về thể xác còn là sự tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn, của lòng tin. Do vậy, nếu như không còn tình yêu và mục đích sống chung thì cả hai nên lựa chọn những cách cư xử khác để tránh việc làm tổn thương tình cảm của người vợ.

Hiện nay, pháp luật về hôn nhân, gia đình đã ban hành những quy định với chế tài xử phạt nghiêm khắc hành vi làm tổn hại tới quan hệ vợ chồng, cuộc sống gia đình trong đó có hành vi ngoại tình.

* Biết rộng lượng,tha thứ, yêu thương và chia sẻ: Người chồng có trách nhiệm là người vị tha và tận tụy với gia đình, luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ công việc, niềm vui, nỗi buồn... với người vợ để cả hai vợ chồng luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn.

* Không sử dụng bạo lực gia đình, không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ:

Trong gia đình ngày nay, vợ chồng đều bình đẳng. Nếu người chồng chỉ muốn thỏa mãn "cái tôi", coi vợ phải phục tùng chồng, không cho vợ bày tỏ quan điểm, chính kiến, không lắng nghe và tôn trọng vợ thì người chồng không chỉ xúc phạm nhân cách của vợ mà còn tự phá hoại hạnh phúc của chính mình và gia đình. Hãy biết tôn trọng nhu cầu và nhân cách của vợ, bạn sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc gấp đôi.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của vợ/chồng trong gia đình. Những số liệu về bạo lực gia đình gần đây ở Việt Nam cho thấy có tới 70% số vụ bạo lực gia đình có đối tượng gây ra là nam giới và thường nạn nhân là phụ nữ – người vợ. Điều này cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ phổ biến hơn đối với nam giới và như vậy là có nhiều người chồng đã lựa chọn cách hành xử này trong mối quan hệ vợ chồng.

Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng hạnh phúc, êm đẹp mà cũng trải qua những sóng gió, khó khăn, bất đồng. Không phải ai cũng có những kỹ năng tốt để xử lý cơn nóng giận hoặc đối mặt với khó khăn một cách bình tĩnh, tuy nhiên người chồng – vốn được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa vững chãi của người vợ không nên hành xử cộc cằn, thô lỗ, bạo lực mà hãy cố gắng trao đổi, xử lý mọi khúc mắc theo chiều hướng tích cực.

Những điều người chồng nên tránh

- Phó mặc mọi việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cho vợ, dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, giao tiếp xã hội: Tổ chức cuộc sống gia đình và chăm sóc nuôi dạy con là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Người chồng không thể chỉ lo kiếm tiền và khoán trắng mọi việc gia đình cho vợ mà cần cảm thông, chia sẻ việc nhà và cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con. Những đứa con được cả cha và mẹ quan tâm nuôi dạy sẽ phát triển nhân cách toàn diện hơn, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn.

- Hành động không trong sáng, minh bạch: Vợ hay chồng đều cần có một "khoảng trời riêng" nhưng không vì thế mà hành động lén lút, mờ ám hoặc giữ khoảng cách lạnh lùng, vợ con bất khả xâm phạm. Khoảng trời riêng là cần thiết để vợ chồng thấy hấp dẫn nhau hơn, tăng thêm tình yêu thương, chứ không phải để đẩy nhau xa hơn.

- Chiều vợ một cách thái quá hoặc thiếu quan tâm đến vợ: Quan tâm, chiều chuộng nhau là liều thuốc bổ của tình yêu. Nhưng không nên chiều theo mọi sở thích của vợ một cách mù quáng; hoặc thờ ơ, vô tâm, bỏ mặc, không quan tâm đến suy nghĩ, tâm tư của vợ.

- Coi thường sự hòa hợp trong quan hệ tình dục: Người chồng luôn phải biết giữ gìn và duy trì tốt sức khỏe tình dục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tình dục của hai vợ chồng. Đừng bao giờ coi thường sự bất hòa trong quan hệ tình dục, bởi điều đó sẽ khiến cho tổ ấm của bạn có nguy cơ bị tan vỡ rất lớn. Khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quan hệ tình dục của hai vợ chồng, cả hai cần cùng nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ và đưa ra các giải pháp để cải thiện, giải quyết.

- Tìm thú vui ngoài hôn nhân: Hiện nay, rất nhiều người cho rằng có "những phút giây ngoài vợ ngoài chồng" là chuyện bình thường. Quan niệm đó thật sai lầm vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ, sự "có mới nới cũ" càng làm cho chúng ta “cả thèm chóng chán”. Hôn nhân không thể tồn tại bởi sự lừa dối, chưa kể những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà người chồng có thể mang về truyền bệnh cho vợ con.

ĐỂ CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG HẠNH PHÚC

Trong bối cảnh hiện nay, trước làn sóng hội nhập và phát triển, gia đình Việt Nam đang ngày càng phức tạp và đa dạng do nhiều thay đổi: sự giảm nhanh chóng mức sinh, tuổi kết hôn được nâng cao, một số bộ phận không kết hôn trong cả cuộc đời, gia tăng ly hôn, sinh con ngoài giá thú, đặc biệt là những thay đổi trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái… đã và đang tấn công mạnh mẽ vào nền tảng hạnh phúc gia đình (đặc biệt là xu hướng đề cao cá nhân). Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng gia đình, văn hóa gia đình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những biểu hiện tiêu cực. Trong nhiều giải pháp được đưa ra hiện nay, có thể nhận thấy rằng, một trong những giải pháp quan trọng và mang tính bền vững nhất chính là xây dựng các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, bao gồm: mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ cha mẹ - con cái, mối quan hệ ông bà – con cháu, mối quan hệ anh chị em trong gia đình…trong đó, mối quan hệ vợ chồng được đặc biệt coi trọng bởi đây là mối quan hệ đầu tiên và cơ bản nhất nhằm duy trì sự bền vững của gia đình. Sợi dây ràng buộc, gắn bó vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình không chỉ là những mối liên hệ vật chất mà còn là những mối liên hệ tình cảm. Do đó, các tiêu chí trong mối quan hệ vợ chồng: sự chung thủy, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau và chia sẻ tinh thần, trách nhiệm, tình cảm với nhau giữa vợ và chồng… sẽ tạo nên sự ổn định về tinh thần, sự cân bằng về tâm lý cho mỗi thành viên trong gia đình, góp phần duy trì hạnh phúc và tính bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay.

1.Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp duy trì hạnh phúc, tình yêu và sự bền vững của mỗi gia đình. Thủy chung là việc người vợ, người chồng đều luôn luôn phải có tình cảm trước sau như một, không thay đổi trước bất cứ sóng gió, cám dỗ nào. Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng giúp mỗi người tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực trong đời sống hôn nhân và luôn mong muốn giữ gìn nó. Trước đây trong gia đình Việt Nam truyền thống, sự thủy chung vợ chồng là một giá trị đạo đức rất được coi trọng. Thế nên những kẻ bạc tình bị lên án mạnh mẽ và ly hôn là điều không thể chấp nhận được. Sự tan vỡ của hôn nhân của vợ chồng không còn là chuyện riêng của hai người mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của gia đình, làm “mất mặt” cha mẹ, họ hàng, làng xóm chê cười. Do đó, lý tưởng của hôn nhân phải là một vợ một chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long.

Trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hiện nay, người vợ hay chồng làm việc trong những môi trường khác nhau, tiếp xúc với nhiều người khác nhau, đôi khi có thể có những người có phẩm chất, điều kiện tốt hơn vợ hay chồng mình. Vì vậy, nếu không chung thủy chúng ta dễ dàng bị rơi vào những cuộc tình ái, tìm thú vui ngoài hôn nhân. Điều này dễ gây sự rạn nứt, tan vỡ gia đình. Bởi vậy, trước những đổi thay của tình cảm, sự cám dỗ của những người khác giới xung quanh, những giây phút yếu lòng, người vợ hay chồng luôn luôn phải kiên định, không bị ngả nghiêng và luôn cần giữ lửa hạnh phúc trong gia đình, giữ thăng bằng, tránh vội vã từ bỏ hạnh phúc hay chạy theo tiếng gọi của tình cảm nhất thời mà quên đi những giá trị và tình cảm đã được vun đắp qua những năm tháng bên nhau.

Mặt khác, chung thủy vợ chồng còn là sự không chia sẻ tình dục với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình. Điều này nó không chỉ có ý nghĩa về mặt tự nhiên mà còn mang ý nghĩa đạo đức và được pháp luật quy định. Bởi về mặt tự nhiên, chung thủy trong quan hệ tình dục là một nhu cầu tự thân của những người yêu nhau, chỉ muốn dâng hiến cho người mình yêu. Về đạo đức, dư luận xã hội lên án hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Về pháp luật, luật Hôn nhân và gia đình không cho phép những người đã có vợ có chồng chung sống như vợ chồng với người không phải là vợ hoặc chồng mình.

Sự chung thủy trong quan hệ vợ chồng, cũng như trong tình yêu nam nữ, không phải là thứ tình cảm vĩnh cửu, “nhất thành bất biến”. Nó luôn luôn đứng trước những thử thách, khó khăn. Nó phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật sống và những nỗ lực của các cặp vợ chồng.

2, Tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

Có thể nói, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ vợ chồng, giúp duy trì cuộc hôn nhân bền vững. Bởi sự tôn trọng giữa vợ và chồng sẽ thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng định phẩm chất của mỗi người. Trong cuộc sống vợ chồng có rất nhiều cách thể hiện sự tôn trọng, như: sự coi trọng lời hứa, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày dùng những cử chỉ, hành vi, lời nói, thái độ thích hợp, đề cao nhân thân của người kia, không làm tổn thương hay hạ thấp nhân phẩm …đó đều là những cách để mỗi người thể hiện sự tôn trọng đối với nhau đồng thời thể hiện sự tự trọng của chính mình.

Mặt khác, bản chất của tôn trọng là sự thừa nhận hay ghi nhận sự tồn tại của bên kia như là chính họ chứ không phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong muốn. Do vậy, khi đã là vợ chồng cần tôn trọng cá tính, sở thích, nhu cầu…của nhau. Thực tế cho thấy, trong cuộc sống mỗi người là một cá thể độc lập, có những nét riêng, không ai giống ai từ năng lực, trình độ, vốn sống, sở thích, tính cách…Vợ chồng cần phải nắm bắt những nét riêng đó, vui vẻ chấp nhận và yêu những gì vốn có từ bạn đời. Vợ chồng phải biết loại bỏ tính độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ, cái Tôi của mỗi người. Đặc biệt, trong gia đình Việt Nam truyền thống với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, vai trò của người đàn ông rất được coi trọng. Chính vì thế, người chồng thường có tư tưởng gia trưởng vợ phải phục tùng, vâng lệnh chồng, không được bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình, sự thiếu tôn trọng đối với người vợ. Do đó, trong gia đình vợ chồng cần bình đẳng như nhau, chia sẻ quan điểm, chính kiến góp phần tạo dựng và duy trì hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh sự tôn trọng, vợ chồng cần phải biết thương yêu, hiểu biết và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng như thuận lợi và khó khăn với nhau trong cuộc sống. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết luôn luôn giữ gìn tình yêu buổi ban đầu, duy trì “ngọn lửa đam mê”, vun đắp và phát triển nó trong suốt cuộc đời. Để làm được điều này, mỗi người phải luôn bày tỏ tình cảm của mình với người bạn đời bằng nhiều cách khác nhau, dành thời gian cho nhau và tạo không gian lãng mạn riêng cho hai người. Có thể đó là những lời nói, cử chỉ yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ người chồng đừng quên hôn nhẹ vợ và nói lời tạm biệt mỗi buổi sáng đi làm, hay người vợ đừng sao nhãng những bữa ăn ngon cho gia đình, hãy luôn dành cho nhau những lời yêu thương, lãng mạn…và đừng quên luôn thể hiện cho người bạn đời thấy rằng họ là người quan trọng nhất đối với mình. Đó chính là “gia vị” cho tình yêu, thắp lửa yêu thương trong con người bạn và người bạn đời của mình.

Cuộc sống có rất nhiều điều thú vị nhưng cũng đầy sóng gió. Chính vì vậy, dù trong bất kì hoàn cảnh nào vợ chồng đều phải biết chia sẻ, cùng chung lưng đấu cật, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua những bước thăng trầm. Do đó, khi gặp khó khăn vợ chồng cùng nhau động viên, chia sẻ, cùng nhau chèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc.

3.Trách nhiệm của vợ chồng trong cuộc sống gia đình: chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình

Có thể nói, yếu tố khởi đầu tạo nên gia đình chính là hôn nhân. Từ quan hệ hôn nhân tạo nên các mối quan hệ khác. Trong đó, hôn nhân là yếu tố nền tảng tạo sự bền vững của gia đình. Để duy trì được cuộc hôn nhân bền vững, mỗi người khi làm vợ, làm chồng không chỉ giữ gìn và thắp lửa tình yêu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn mà còn có trách nhiệm, bổn phận với nhau và với chính cuộc sống mà cả hai cùng tạo dựng. Nghĩa vụ, trách nhiệm đó được thể hiện qua việc vợ chồng cùng chăm sóc nhau, cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, làm việc nhà và đóng góp tài chính.

Khi đã là vợ là chồng mỗi người cần phải biết dành thời gian cho nhau và cho con cái. Trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, dường như ai cũng có công việc, sự nghiệp riêng. Nhiều người vì tính chất, áp lực công việc và những mục tiêu theo đuổi mà sao nhãng hoặc quên đi việc chăm sóc người bạn đời của mình, chăm sóc con cái. Khi công thành danh toại nhìn lại mới nhận ra rằng mình đã đánh mất đi một phần giá trị đích thực của cuộc sống. Do đó, ngay từ những năm tháng đầu tiên của đời sống vợ chồng, cả hai cần có sự trao đổi, thống nhất về việc chăm sóc gia đình, con cái. Mỗi người hãy coi con cái như là sự nghiệp của mình thì chắc chắn chúng ta sẽ biết cách sắp xếp công việc, dành thời gian cho con. Cha mẹ luôn luôn cần phải biết nuôi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho con cái; chăm lo, tạo điều kiện học tập, phát triển đạo đức, trí lực, bảo vệ quyền lợi đồng thời là tấm gương sáng cho con. Tổ chức cuộc sống vợ chồng và chăm sóc, nuôi dạy con là trách nhiệm của cả vợ và chồng. Do đó, người chồng cần tránh việc phó mặc mọi việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái cho vợ. Thay vào đó, cả hai hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình nhằm xây đắp tổ ấm hạnh phúc.

Bên cạnh đó, sự chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp về tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước đây, trong sự phân định chức năng, nghĩa vụ đối với gia đình ông cha ta từng nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Như vậy, trách nhiệm chính của người chồng là kiếm tiền nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho gia đình còn người vợ sẽ là người giữ gìn hơi ấm gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, trách nhiệm đó được san sẻ cho cả vợ và chồng. Vợ chồng phải cùng nhau gây dựng, chung lưng đấu cật, tìm kiếm cơ hội làm giàu, phát triển kinh tế gia đình. Dù là vợ hay chồng cũng phải luôn ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với nhau trong công việc, sự nghiệp. Tránh trường hợp mỗi người chỉ biết tạo dựng theo đuổi sự nghiệp cá nhân mà quên đi hoặc coi khinh người bạn đời của mình. Hoặc đôi khi một người vợ hoặc chồng chỉ an phận thủ thường, ỷ lại vào người kia, sống lười biếng, vô trách nhiệm. Nếu trong cuộc sống vợ chồng cả hai không có đóng góp chung về tài chính, kinh tế gia đình khó khăn dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và những rạn nứt không đáng có, hậu quả có thể là “Ai đi đường nấy”, “Tan đàn xẻ nghé”. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, hạnh phúc gia đình cần được tạo dựng từ nền tảng vững chắc mà hơn hết là việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất đồng thời là cơ sở để đáp ứng nhu cầu tinh thần. Khi cả hai nhu cầu đó được thỏa mãn thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, vui vẻ, cùng chung sức chung lòng tạo dựng mái ấm gia đình.

4. Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau

Có thể nói, giao tiếp vợ chồng là chỉ báo quan trọng phản ánh đời sống tinh thần của các cặp vợ chồng. Điều này được thể hiện qua việc vợ chồng có thường xuyên giao tiếp với nhau không, các cách thức giao tiếp và sự chia sẻ, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung trong cuộc sống. Điều đầu tiên trong giao tiếp vợ chồng là sự biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. Dù là vợ hay chồng, cả hai đều cần phải biết đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau. Trong lắng nghe, vợ hay chồng không chỉ nghe đơn giản bằng tai (nhằm lưu giữ và định dạng thông tin) mà quan trọng hơn là nghe bằng mắt, bằng cả trái tim để hiểu được những cảm xúc, nhu cầu của người kia. Điều đó có nghĩa là lắng nghe không chỉ những điều người khác nói nên lời, mà cả những gì không nói lên được, những gì bộc lộ qua ngôn ngữ không lời: ánh mắt, nét mặt, tư thế, điệu bộ... Người nghe phải quan sát cả thái độ người nói cộng với phán đoán, sự trải nghiệm trong cuộc sống, hoặc cần có sự đồng cảm giao thoa giữa người nói với người nghe thì mới có thể thấu hiểu được “ý tại ngôn ngoại” của thông tin người nói phát ra. Điều này sẽ giúp tạo dựng được tình cảm tốt đẹp giữa vợ và chồng vì đã đáp ứng được nhu cầu, mong muốn được hiểu, được khẳng định, được đánh giá cao, được cảm thấy có ích từ cả hai phía. Sau khi đã đáp ứng nhu cầu chủ yếu đó, cả hai người có thể tập trung phát huy sự ảnh hưởng và giải quyết vấn đề.

Sự giao tiếp giữa vợ và chồng đôi khi đơn giản chỉ là sự chào hỏi nhau bằng những cử chỉ, lời nói thân mật, điện thoại nhắn tin cho nhau mỗi khi đi công tác xa, tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, tặng hoa, tặng quà cho nhau…nhằm biểu lộ sự quan tâm, sự yêu thương và vun đắp tình cảm.

Mặt khác, giao tiếp vợ chồng không chỉ giới hạn trong phạm vi vợ chồng mà còn bao hàm cả giao tiếp của vợ chồng với những người có quan hệ với người vợ hoặc người chồng của mình như bố mẹ, họ hàng, anh chị em, hàng xóm, bạn bè…Mỗi người dù là vợ hay chồng đều có những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và nhiều mối quan hệ khác. Do đó, vợ chồng phải luôn biết tôn trọng các mối quan hệ của nhau. Người ta thường nói “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, là người vợ bạn phải luôn biết hòa đồng, quan tâm đến bạn của chồng, tránh làm mất thể diện của chồng trước bạn bè. Ngược lại, người chồng cũng phải luôn biết và tôn trọng các mối quan hệ của vợ. Vợ chồng cùng phải biết quan tâm đến họ hàng nội ngoại đôi bên, giữ gìn mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Nhìn chung, cho dù ở hoàn cảnh nào thì vợ chồng luôn cần chăm sóc, bồi đắp đời sống tinh thần giữa các thành viên và cùng sát cánh bên nhau.

Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng phải biết giữ hòa khí và phải biết thỏa hiệp. Đây là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết: “Thuận vợ thuần chồng tát bể đông cũng cạn” hay “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”. Do đó, khi vợ chồng bất đồng quan điểm mỗi người nên kiềm chế cái tôi của mình. Không nên vì cái tôi mà khăng khăng làm theo ý mình, cho rằng mình đúng và quyết bảo vệ đến cùng. Điều này không hề có lợi trong quan hệ vợ chồng mà trái lại dễ gây mâu thuẫn, xung đột dẫn đến sự rạn nứt tình cảm và dần dần tan vỡ gia đình. Khi không cùng quan điểm vợ chồng nên tìm cách để có thể nói chuyện được với nhau một cách cởi mở, chân thành trên tinh thần xây dựng; học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Mỗi người hãy cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thông cảm và thấu hiểu. Đồng thời, vợ chồng phải biết thương kính, nhường nhịn nhau, rộng lượng, tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhau mỗi khi ai vi phạm sai lầm, sơ suất. Chính lòng nhân ái, vị tha sẽ giúp mỗi người giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, phân biệt đúng/sai và cùng nhau sửa lỗi.

Gia đình là tế bào của xã hội “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” (chủ tịch Hồ Chí Minh). Bởi thế mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao gia đình, coi gia đình là quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người đồng thời quan tâm đến việc hoạch định chính sách chiến lược về gia đình, giáo dục thế hệ trẻ ý nghĩa xây dựng gia đình. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề gia đình và giáo dục gia đình luôn được đề cao và quan tâm. Chính vì vậy, nhiều văn bản, chỉ thị được đưa ra nhằm định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, xây dựng các tiêu chí ứng xử trong các mối quan hệ trong gia đình. Trong đó, ứng xử vợ chồng vẫn luôn là một trong những mối quan hệ chủ yếu, cơ bản cần được quan tâm. Trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, trước làn sóng hội nhập và phát triển, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều thay đổi (sự bình đẳng giữa vợ và chồng, đề cao giá trị cá nhân…), tuy nhiên, điều cơ bản và thiết yếu nhất để duy trì, giữ gìn hạnh phúc vợ chồng vẫn được xây dựng trên những nền tảng căn bản: sự thủy chung, nghĩa tình, trách nhiệm, sự tôn trọng, yêu thương lẫn nhau…bởi xét cho cùng thì hạnh phúc chính là sự xẻ chia. Nếu cả hai vợ chồng cùng cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn với cuộc sống gia đình thì chắc chắn rằng ngọn lửa tình yêu, hạnh phúc sẽ luôn thắp sáng trong mỗi mái nhà, tổ ấm thân thương của chúng ta.

VỢ CHỒNG THỦY CHUNG, TÌNH NGHĨA,

TRỌN VẸN TRÁCH NHIỆM

Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển bền vững của gia đình. Đây là vấn đề cốt lõi nhu cầu tình cảm tinh thần của đời sống vợ chồng nó chi phối mọi thành viên trong gia đình và tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi dạy con nhỏ.

Quan hệ vợ chồng được hình thành giữa người nam và người nữ khi họ có quan hệ hôn nhân. Hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết tất yếu của quy luật tự nhiên giữa một nam và một nữ. Quan hệ vợ chồng là sự kết hợp nhiều mặt trong cuộc sống của một người đàn ông và một người đàn bà, đó là: tình yêu, lòng tận tụy, quan hệ giao tiếp bạn bè, những công việc chung, cùng với sự đồng cảm, chia sẻ với công việc riêng của mỗi người.

Nghĩa vợ chồng gắn với lòng nhân ái, nhân hậu tự nhiên của con người khiến đôi vợ chồng gắn bó với nhau suốt đời, dù khi tình yêu bồng bột của tuổi trẻ không còn, nghĩa vợ chồng giúp họ vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch rất khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều năm của một gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, cùng với sự đòi hỏi của họ về tự do cá nhân, về hạnh phúc cá nhân và sự riêng tư trong đó tình yêu là tình nghĩa là yếu tố cơ bản nhất.

Theo Ph. Ăng- ghen, thì vợ, chồng, gia đình là “những thiên chức mang trong nó những nghĩa vụ nhất định”. Bởi vậy, nếu như vợ, chồng không chú ý đến điều đó để chia sẻ trách nhiệm gia đình thì tình yêu lãng mạn sẽ va chạm với những khó khăn hàng ngày trong cuộc sống gia đình. Để quan hệ vợ chồng vững bền thì hai người cần phải biết cách giữ gìn lâu dài mối quan hệ thân ái và tôn trọng nhau: không để xảy ra cảnh người chồng toàn quyền, ra lệnh bắt vợ phải tuân theo, hay người vợ luôn lấn át ý kiến của chồng, mà mọi việc phải cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, nhường nhịn, bỏ qua những va vấp trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời khi cần phải cương quyết thuyết phục để giải quyết công việc gia đình êm thấm hạnh phúc.

Trước đây, ở các nước phương Đông như Việt Nam, tính ổn định của gia đình truyền thống phụ thuộc vào chính các mối quan hệ liên kết trách nhiệm của đôi vợ chồng, của cha mẹ đối với con cái và ngược lại. Sự phân công lao động trong gia đình mang nặng tính chất truyền thống: người chồng là trụ cột kinh tế đem lại thu nhập cho cả gia đình, người vợ chăm sóc và phục vụ chồng con.

Trong xã hội ngày nay, hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, hòa thuận, được pháp luật cho phép là quan hệ vợ - chồng. Đây là mối quan hệ vừa mang tính pháp lí, vừa mang tính tình cảm sâu đậm giữa hai con người thuộc hai giới kết hợp với nhau.

Mối quan hệ vợ chồng không còn là sự phụ thuộc của người phụ nữ vào người chồng như ngày xưa mà đã bình đẳng hơn, dân chủ hơn. Cả phụ nữ và nam giới đều tham gia vào lực lượng lao động xã hội và mỗi cá nhân đều có vị trí nhất định trong xã hội. Trong gia đình, họ cùng nhau chia sẻ những công việc gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Gia đình đề cao lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng. Coi đó là báu vật phải trọn đời gìn giữ nâng niu. Nhưng thủy chung và và tình nghĩa trong mối quan hệ vợ chồng không tự dưng mà có, không từ đâu mà đến. Nguồn năng lượng tình cảm này phải bắt nguồn từ tình yêu thương, phải được hình thành trong nền giáo dục gia đình được nuôi dưỡng trong dòng chảy nhân ái của cuộc sống.

Thủy chung tình yêu cần được gieo mầm trên mảnh đất màu mỡ giá trị nhân văn và tri thức cuộc sống. Thủy chung tình nghĩa vợ chồng trong đời sống gia đình cũng cần được giáo dục, rèn luyện thử thách, trải nghiệm.

Đời sống con người phải trải qua không ít những hoàn cảnh thậm chí nghịch cảnh và sự éo le số phận thử thách lòng chung thủy con người. Cuộc sống lắm khi cũng gây ra những xáo động, những biến cố, những thăng trầm những trải nghiệm trớ trêu để thử thách bản lĩnh con người về lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng.

Ngoài xã hội cũng không ít mật ngọt cám dỗ, những viên đạn bọc đường, những xa hoa phù phiếm, những bóng gió lả lơi, cạm bẫy để cho ai đó có những giây phút chênh vênh, ngả nghiêng say nắng. Lúc đó chính là thước đo, là phép thử của lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng để vững vàng vượt qua không tự đánh mất mình.

Trong quá khứ biểu tượng của lòng chung thủy son sắt của người vợ đã được dân gian tôn vinh qua hình tượng nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá trên đỉnh núi cao miền biên ải Xứ Lạng. Bi kịch về lòng thủy chung đến mức hóa đá còn lay động biết bao trái tim cảm phục mến mộ qua các thời đại.

Từ trong xa mờ của lịch sử hình ảnh Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa đền nợ nước trả thù nhà. Tấm gương của nữ anh hùng Trưng Nữ vương trả thù cho chồng bị giặc ngoại xâm sát hại là biểu hiện cho lòng thủy chung, lẫm liệt, tiết hạnh. Mối tình thủy chung đó viết lên trang sử vàng chói lọi ngay từ những thập kỷ đầu thiên niên kỷ thứ I lịch sử Việt Nam.

Trong 3 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ, chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược đã thử thách lòng chung thủy của hàng triệu cặp vợ chồng ở hai miền Nam Bắc. Họ đã xa nhau chờ nhau cả mấy chục năm trời với lòng thủy chung trọn vẹn và niềm tin sắt đá vào ngày sum họp của gia đình. Lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng thiêng liêng đó đã trở thành những biểu tượng cao đẹp trong thời đại Hồ Chí Minh chói lọi. Khi người chồng đi đánh giặc người vợ thủy chung son sắt đợi chờ:

Anh đi gìn giữ nước non

Tóc xanh em đợi lòng son em chờ...

Lòng chung thủy là một phẩm chất tốt đẹp vốn tiềm tàng trong mỗi lứa đôi, trong mỗi cặp vợ chồng. Cho dù cảnh ngộ có phải xa nhau muôn trùng sông núi thì niềm thương nỗi nhớ vẫn canh cánh bên lòng. Nỗi nhớ nhung khắc khoải ấy lại bắt nguồn và duyên cớ từ những điều tưởng như nhỏ bé, đơn sơ mộc mạc và bình dị:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương...

Truyền thống gia đình, tình yêu và hôn nhân đã mạnh mẽ phê phán lên án những người đi ngược lại sự thủy chung không trọn vẹn trước sau như một để đứt gánh giữa đường dang dở tình duyên, tan đàn sẻ nghé, tan cửa nát nhà.

Đã không ít những người thiếu đi sự thủy chung trọn vẹn, đứng núi này trông núi nọ, rồi tham bát bỏ mâm khiến cho hạnh phúc tình yêu nhạt phai, đổ vỡ. Cũng có người không biết nâng niu quý trọng tình yêu hôn nhân hạnh phúc gia đình để buông thả, sa ngã dẫn đến lầm lỡ.

Với những hành vi sai trái: “Khôn ba năm dại một giờ” họ đã không biết trân trọng giữ gìn trinh tiết, đạo đức, nhân phẩm để rồi sa ngã vào chỗ tối tăm. Họ đã tự đánh mất phẩm hạnh, tiết hạnh của mình, tự đánh mất mình vì những tham muốn thấp hèn trong chốc lát. Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho những ai xa rời lòng chung thủy, bỏ rơi tình nghĩa sâu nặng vợ chồng dẫn tới lầm đường lạc lối.

Một thái độ khác cũng được xã hội truyền thống và đương đại lên án kịch liệt đó là thói trăng hoa, gian díu, trai gái quan hệ bất chính ngoài hôn nhân. Hành động này dù được che đậy đắp điếm, nhưng đó là sự phản bội tình yêu và lòng chung thủy. Đây là nguy cơ rạn nứt tình cảm dễ dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình.

Thói hư tật xấu này không thể dễ dàng giả dối, giả tạo, che đậy lấp liếm mãi được. Một khi sự việc tai tiếng ấy bị lộ tẩy, hành động xấu xa đê tiện bị phanh phui, bị vạch mặt, sự thật bị bóc trần trơ trụi khác nào cháy nhà ra mặt chuột. Khi ấy thì bản thân nhận quả đắng tiếng xấu để đời. Gia đình phải gánh chịu cảnh cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Cái giá của sự phản bội lòng chung thủy là quá đắt với một đời người.

Trong đời sồng hôn nhân gia đình, tình yêu chiếm một vị trí rất quan trọng. Đó là phần hồn của mái ấm thiên đường hạnh phúc. Khi đôi lứa bắt đầu nói lời yêu nhau ấy là lúc tình yêu nhen nhóm. Khi đôi lứa kết hôn ấy là lúc tình yêu vào độ chín của mùa hoa thơm, trái ngọt.

Sau khi kết hôn cặp vợ chồng trong một túp lều tranh hai trái tim vàng ấy bắt đầu cuộc sống rất mới mẻ, cũng là lúc nảy nở một thứ tình cảm khác rất mới lạ nhưng nó lớn dần lên bền chặt mãi đến điểm cuối của cuộc đời. Đó là tình nghĩa vợ chồng.

Có thể nói tình nghĩa vợ chồng là biểu hiện sắc thái của tình cảm mức độ sâu đậm bền chặt thấu hiểu cảm thông ở mức độ cao. Tình yêu thủa ban đầu còn mang tính cảm tính nhưng tình nghĩa thì đã mang chất lí tính. Đó là quá trình thực hiện lời hứa, lời thề thủy chung son sắt. Đó là hành trình của lứa đôi khám phá trải nghiệm niềm hạnh phúc làm mẹ làm cha, làm ông làm bà...

Khi tình yêu lứa đôi có độ chín, có độ sâu thì lúc đó nảy sinh và phát triển tình nghĩa vợ chồng. Rất đúng như thành ngữ dân gian có câu: “Tình sâu nghĩa nặng” vợ chồng tay ấp má kề, chung chăn chung gối...

Tình yêu vợ chồng không có chất bồng bột, ma lực mãnh liệt, bốc lửa như ở tình yêu, nhưng nó có độ chín chắn, đằm sâu, nồng hậu, nồng nàn âm thầm và bền bỉ. Nó dẫn dắt cặp vợ chồng trải nghiệm niềm hạnh phúc. Nó đưa cặp vợ chồng vượt qua những khó khăn gian khổ, thử thách chông gai chia ngọt sẻ bùi. Nó tạo ra sự xung mãn của niềm hạnh phúc theo quan niệm dân gian “gừng càng già càng cay”.

Tình nghĩa vợ chồng có sức mạnh bền bỉ dẻo dai bởi sự thông hiểu sâu sắc nhau, sự nhường nhịn, săn sóc nhau sự đáp ứng nhu cầu của nhau và sự bù đắp những thiếu thốn hẫng hụt cho nhau lên tới mức hoàn hảo gắn bó khăng khít. Tới mức độ đến một lúc nào đó không gì và không ai có thể thay thế. Bởi vì “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Những người sống không trọn vẹn với người mình yêu thương phản bội tình nghĩa vợ chồng bị gia đình cộng đồng, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ, coi đó là sự xấu xa tệ hại nhất. Bởi họ nỡ sống “Tham vàng bỏ ngãi”, “Tham bát bỏ mâm” ngập ngụa chìm đắm nơi chốn “Già nhân ngãi non vợ chồng”. Tự mình chuốc lấy tai ương nghiệp chướng, chịu sự trừng phạt của số phận theo quan niệm dân gian.

Tình nghĩa vợ chồng trọn vẹn trách nhiệm còn thể hiện ở những cử chỉ quan tâm, săn sóc, chiều chuộng lẫn nhau, dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Vợ chồng biết tin cậy lẫn nhau, lắng nghe nhau để hiểu rõ những nhu cầu của nhau để đáp ứng trọn vẹn. Tình nghĩa vợ chồng tuy chỉ bằng những lời nói, cử chỉ, việc làm giản đơn thường nhật nhưng lại có giá trị biểu cảm sâu xa, mặn nồng đằm thắm không ai có thể thay thế được.

Trong cuộc sống có biết bao tấm gương tình nghĩa, tận tụy hy sinh cho nhau, săn sóc nhau hàng chục năm trời ròng rã khi một trong hai người bị rủi ro, đau ốm. Chỉ có tình yêu thương nghĩa vợ chồng mới có được đức hy sinh tận tụy, bền bỉ, nhẫn nại, kiên trì trọn vẹn đến như vậy.

Tình nghĩa vợ chồng còn thể hiện ở nghĩa khí trước sau như một, sự nhất quán cần thiết trong ứng xử với nhau để tạo dựng trong nhau niềm tin tuyệt đối vào người bạn đời mà mình tự nguyện gắn bó, trao thân gửi phận:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đó là lời răn dạy cho mọi người nhưng với tình chồng vợ lại càng rất đúng, rất cần thiết. Dân gian còn có câu: “Nói ngọt lọt tới xương” rất phù hợp với xưng hô giao tiếp vợ chồng trọn vẹn trước sau như một. Cho dù hoàn cảnh nào cũng không thể xảy ra vướng mắc, xung khắc, cha ông xưa thường răn dạy các cặp vợ chồng:

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.

Văn hóa ứng xử trong tình yêu hôn nhân, trong đời sống vợ chồng là nhịp cầu nối lứa đôi với bến bờ hạnh phúc. Đó là một nội dung quan trọng trong tiêu chí ứng xử gia đình. Nét đẹp truyền thống về tình yêu hôn nhân tình nghĩa vợ chồng trọn vẹn trách nhiệm đang được tiếp nối phát huy trong cuộc sống đương đại gặt hái những kết quả rất đáng trân trọng trong nền tảng văn hóa gia đình Việt Nam hôm nay và mai sau.

(Nguồn từ Phòng VHTT – Xuân Mùi Thực hiện)



[1] 70% lao động nữ thường làm trong các ngành, lĩnh vực như dịch vụ, dệt may, da giày; 62,4% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương/công và tự làm; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn; 43,6% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

[2] Nghiên cứu của Viện Công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2017

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

Đăng lúc: 18/08/2021 08:47:25 (GMT+7)

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

I. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ CHUNG TRONG GIA ĐÌNH

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

Sự tồn tại và phát triển của gia đình cho đến ngày nay chính là do các mối quan hệ, ứng xử và tương tác giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Một gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn yêu thương, quan tâm, tôn trọng và chia sẻ cũng như “hy sinh” vì nhau, không ngại thiệt thòi, không suy bì hơn thua.

Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình.

Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 49/CT-TW, Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.

Ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người. Thông qua hoạt động ứng xử, giao tiếp các thành viên gia đình, giữa gia đình và ngoài xã hội tạo nên nét văn hóa mang màu sắc của từng gia đình riêng và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc.

Gia đình là nơi yên bình để trở về, nơi nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm được xây đắp, nơi làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại với nhiều phương tiện kết nối hơn nhưng thời gian sinh hoạt gia đình bị bó hẹp do vậy ứng xử càng ít đi và chất lượng ứng xử có chiều hướng suy giảm.

Ứng xử trong gia đình là cách thức mà mỗi thành viên phản hồi trước những hành vi, cử chỉ và lời nói của thành viên khác nhằm thể hiện sự đồng thuận, thờ ơ hay bất đồng trước một vấn đề của gia đình hay ngoài xã hội. Cách ứng xử của mỗi thành viên có thể làm cho không khí gia đình, mối quan hệ trong gia đình từ vui vẻ thành căng thẳng hoặc ngược lại.

Ứng xử của các thành viên trong gia đình với các thành viên hay với các mối quan hệ khác ngoài xã hội là hình ảnh phản chiếu tấm gương gia phong của từng gia đình. Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay là sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như bình đẳng, dân chủ phù hợp sự phát triển của thời đại.

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH

Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình là những quy định mà các thành viên trong gia đình cần tuân theo nhằm duy trì cho gia đình hoạt động theo một nề nếp nhất định. Những quy tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đối với nhiều gia đình phương Tây, khi xây dựng gia đình hai vợ chồng cùng nhau thống nhất những nguyên tắc ứng xử nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân, tránh những mâu thuẫn không đáng có hoặc tránh những kỳ vọng của vợ với chồng hoặc ngược lại, nhưng lại không được thể hiện rõ. Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình thường được viết dưới dạng những câu mệnh lệnh.

Dưới đây là một ví dụ về nguyên tắc ứng xử trong gia đình phương Tây:

Description: Description: D:\THAO CONG VIEC\Vu Gia dinh\Giao duc doi song gia dinh\family rule 2.jpg

Nguyên tắc ứng xử trong gia đình

  1. Tôn trọng người khác
  2. Nói lời yêu thương
  3. Trung thực
  4. Chú ý cách ứng xử
  5. Đưa ra lựa chọn đúng
  6. Hãy dũng cảm
  7. Bảo vệ người mình yêu
  8. Sẵn lòng tha thứ
  9. Làm tất cả có thể
  10. Luôn nói lời cảm ơn

Nguyên tắc ứng xử của gia đình Việt Nam luôn tồn tại và thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ của đất nước. Sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam nói riêng là không hẳn lúc nào cũng đưa ra nguyên tắc chung đó mà tự trong lòng mỗi thành viên thầm ghi nhớ và ứng dụng trong điều kiện của mỗi gia đình.

Những nguyên tắc ấy được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sautrong quá trình lao động, học tập và giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Khi xây dựng một gia đình mới không phải cặp vợ chồng nào cũng trao đổi thẳng thắn về những nguyên tắc và mong đợi cách ứng xử ở người chồng hay người vợ với nhau và với thành viên khác. Điều này dẫn tới những kỳ vọng không tương đồng giữa các thành viên. Đây là một trong những điểm mâu chốt gây xung đột, bất hòa hoặc thậm chí xung khắc gay gắt với nhau trong đời sống hằng ngày.

Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình.

Có rất nhiều nguyên tắc trong ứng xử trong gia đình nhưng các nguyên tắc sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc.

1. Tình yêu thương

Tình yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Yêu thương là một khái niệm tình cảm rộng lớn, không chỉ giới hạn giữa con người với nhau mà rộng hơn sang thiên nhiên, cảnh vật và muôn loài. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào. Nếu thành viên gia đình không hẳn là không có tình yêu thương nhưng tình yêu thương ấy được thể hiện bằng cách vụng về thì có thể bị hiểu sai khác rất nhiều.Có vô vàn cách để chúng ta thể hiện yêu thương, bằng lời nói chân thành, bằng thái độ cởi mở, bằng hành động thiết thực v.v…. Những cử chỉ yêu thương, từ cái nắm tay, chiếc hôn, cái ôm, những lá thư, lời động viên hay tất cả những gì mà thành viên cho là có thể giúp thành viên khác trong gia đình hiểu được tình thương yêu đó. Đó chính là cách chúng ta ứng xử - chuyển tài yêu thương thành hành động.

2. Sự bình đẳng

Theo Từ điển tiếng Việt thì“bình đẳng là ngang nhau về địa vị và quyền lợi”.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.

Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc.Vai trò của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNamvà truyền thống văn hoá của dân tộc. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững.

Bình đẳng trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng thể chế gia đình bền vững. Các thành viên trong gia đình nên dành thời gian cùng nhau thảo luận để thống nhất cách hiểu về khái niệm và đặt thành những quy tắc để phát huy sức mạnh của gia đình tốt nhất.

Top of Form

3. Sự tôn trọng

Tôn trọngngười khác là đánh giá đúng mức, coitrọng danh dự, phẩm giálợi ích người khác, thểhiện lối sống có văn hoá.

Khi một người nào đó dù là người lớn tuổi hay trẻ em thì đều cảm thấy mình được trân trọng, người ấy sẽ vui vẻ, giá trị được nâng cao và cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự oán hận trong rất nhiều quan hệ hôn nhân – đúng ra là trong hầu hết các quan hệ gia đình – là cảm giác thấy mình bị coi thường. Đáng buồn là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành viên gia đình ở quanh mình, đến nỗi chúng ta quên hẳn đi việc bày tỏ cho nhau biết mình tôn trọng người khác như thế nào. Chúng ta quen xem thường mọi người khác. Bố mẹ xem thường con và ngược lại. Nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng đều mắc thói xấu là không bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.

Không cảm thấy mình được tôn trọng là một trong những nguyên nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm. Quên thể hiện hoặc không biết cách thể hiện sự tôn trọng sẽ hủy hoại đi những quan hệ tốt đẹp ban đầu của cuộc hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và giữa anh chị em một nhà với nhau. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác.

4. Sự chia sẻ

Chia sẻ là các thành viên trong gia đình cùng nhau gánh vác những trách nhiệm về duy trì và phát triển gia đình; cùng nhau hưởng thụ những thành thành quả của quá trình lao động do gia đình làm ra. Sẻ chia là kết quả của yêu thương, tôn trọng và bình đẳng trong gia đình. Nếu trong gia đình không có tình yêu thương, sự tôn trọng và bình đẳng thì không có sự sẻ chia.

Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có nhu cầu chia sẻ và được chia sẻ, sẽ vô cùng tẻ nhạt, ảm đạm nếu không có sự sẻ chia cùng nhau giữa những thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ niềm tin, chia sẻ ước mơ, chia sẻ tri thức v.v... Khi chúng ta biết chia sẻ thì "niềm vui nhân đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa".

5. Phá bỏ cái "TÔI"

Cái "tôi" của mỗi người là lòng tự trọng, tự ái, tính kiêu hãnh. Mỗi người dường như cảm thấy mình đánh mất "CÁI TÔI" khi thừa nhận lỗi lầm. Song thực ra, nhận ra sai sót và chủ động xin lỗi chính là cách đề cao lòng tự trọng của mình, đề cao "CÁI TÔI" nhất.

6. Sự đoàn kết

Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn.

ỨNG XỬ THẾ NÀO ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, gia đình đảm nhận một tổ hợp chức năng, gồm:

Chức năng tái sản xuất người;

Chức năng kinh tế;

Chức năng tâm linh;

Chức năng trao truyền những giá trị văn hóa tinh thần;

Chức năng xây dựng nhân cách;

Chức năng tâm lý tình cảm.

Nghị quyết Đại hội VIII đã nhấn mạnh đến:"Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người". Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định rõ nhiệm vụ "xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: "Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi người". Nghị quyết Đại hội X tiếp tục khẳng định:"Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là là tế bào quan trọng của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách"...

Trên thực tế, không có bất kỳ quốc gia nào có thể tạo dựng hạnh phúc cho con người mà thiếu sự đóng góp của từng cá nhân. Nhà nước đóng vai trò tạo ra các cơ chế, chính sách, còn cá nhân từng người dân cũng cần phải tự nỗ lực để mang đến hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố:

No ấm:Gia đình no ấm là gia đình đủ ăn, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đủ mặc, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và làm việc; có nhà ở ổn định, vững chắc; có các tiện nghi, điều kiện thiết yếu phục vụ sinh hoạt gia đình...

Yếu tố này đảm bảo sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Bình đẳng:Gia đình bình đẳng là mọi thành viên gia đình có khả năng và tùy theo khả năng cùng chia sẻ, bàn bạc, quyết định và tham gia vào mọi công việc. Mọi thành viên trong gia đình đều có cơ hội như nhau để hưởng các quyền lợi trong học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, tham gia các công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng; có truyền thống tốt đẹp là kính trên, nhường dưới, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau; không có biểu hiện phân biệt con trai, con gái; không có bạo hành gia đình.

Biểu hiện quan trọng nhất là các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi.

Tiến bộ:Gia đình tiến bộ là gia đình lao động giỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Mọi thành viên trong gia đình có lối sống lành mạnh, thực hiện nếp sống văn minh, biết tôn trọng và giữ gìn thuần phong mỹ tục của văn hóa gia đình Việt Nam. Có ý thức rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, không sa vào tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật; các thành viên trong gia đình tích cực học tập. Trẻ em trong độ tuổi được đi học, không bỏ học sớm; các thành viên trong gia đình trong độ tuổi sinh đẻ đều thực hiện kế hoạch hóa gia đình; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; mọi thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy ước cộng đồng dân cư (làng, xã, khu tập thể...).

Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế tri thức đã khẳng định được vị trí chủ đạo lớn lao thì hạnh phúc gia đình cũng luôn đi đôi với ý chí không ngừng học hỏi để vươn lên. Học chuyên môn. Học nghiệp vụ. Học văn hoá giao tiếp. Học tất cả những gì cần học và có thể học. Học để thấy mình chẳng những không bị lạc lõng mà còn hoà nhập rất tự nhiên với nhịp sống mới.

Hạnh phúc:Gia đình hạnh phúc là mọi thành viên trong gia đình hoàn toàn hài lòng, toại nguyện với tổ ấm của mình. Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.Các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội.

Ngoài ra, để xây dựng gia đình hạnh phúc cần chú ý:

Hạnh phúc gia đình là cho và sống vì người khác.

Mỗi thành viên của gia đình sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn khi đem niềm vui cho người khác. Biết hy sinh vì người khác. Biết làm cho những người xung quanh hạnh phúc. Thực tế có ba chìa khóa dẫn tới cuộc sống hạnh phúc là: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, mà chỉ có hạnh phúc khi cho đi.

Nuôi dưỡng tình yêu bền chặt để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trên tinh thần trách nhiệm cao cả. Hạnh phúc lứa đôi phải nỗ lực từ hai phía. Mỗi người cần phải điều chỉnh những thói quen cần thiết để hai người thích ứng với nhau. biết bao dung và tha thứ để cùng vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự lãng mạn bay bổng; có ứng xử thông minh khi bước vào nhà, hãy để những lo lắng, bực bội ở lại ngoài sân, cùng với những đôi giày...; tính đồng thuận cao "Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn"...

Tôn trọng, bao dung, tha thứ. Người xưa có câu "phu phụ tương kính như tân" nghĩa là vợ chồng dù sống với nhau đã bao nhiêu năm cũng cần trân quý, tôn trọng nhau như thuở ban đầu. thái độ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc. Biết tha thứ, khoan dung trước lỗi lầm. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc.

Trân trọng những gì mình có: Để gia đình hạnh phúc là biết trân trọng những gì mình đang có. Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó.Biết lắng nghe, phân tích thấu đáo trên tinh thần xây dựng. Sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh, chăm sóc tốt để thế hệ tương lai sau này trở thành những công dân tốt cho đất nước...

Đối mặt với thách thứcmột cách thông minh: Mỗi gia đình là pháo đài kiên cố giữ gìn giá trị đạo đức gia đình; tránh các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình; tránh tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em.

BÀN VỀ ỨNG XỬ GIỮA CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN

TRONG GIA ĐÌNH

1. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng

Trong gia đình, ứng xử giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản nhất giúp cho gia đình phát triển bền vững và hạnh phúc.

- Hãy nhớ rằng cả hai vợ chồng là người đều quan trọng, "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm".

- Hãy phá bỏ "CÁI TÔI" vì thực ra cái đó không quan trọng - hạnh phúc gia đình là quan trọng.

- Người chồng cần tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, học tập, phát triển kinh tế, quan hệ gia đình, xã hội,.. nhằm giải tỏa cho nhau những áp lực về tâm lý..

- Hãy chia sẻ việc nhà cùng nhau

- Hãy nói lời yêu thương, biểu lộ tình cảm theo cách riêng của mình vì những câu nói, lời động viên là cách thể hiện tình cảm tốt nhất.

- Không nói lời nói cay nghiệt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tạo sự tổn thương cho bạn đời và mất mát tình cảm, đôi khi khó nhìn mặt nhau.

- Hãy tôn trọng cá tính của nhau vì vợ chồng là một đôi nhưng là hai cá thể, có khi rất tâm đầu ý hợp nhưng có khi có những khác biệt về vốn sống, sở thích.

- Hãy chủ động giải quyết mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhất, không để mâu thuẫn tích tụ lâu ngày. Hãy giải quyết mâu thuẫn của ngày hôm nay trước khi lên gường ngủ theo nguyên tắc hòa thuận, yêu thương, tôn trọng vì sự phát triển bền vững của gia đình.

- Hãy nói lời chân thành xin lỗi và đừng bao giờ lặp lại lỗi lầm đó.

- Hãy mở rộng tấm lòng và sẵn sàng tha thứ trên nguyên tắc hiểu và thương yêu nhau.

2.Ứng xử trong quan hệ cha mẹ - con

Trong suy nghĩ của người Việt, con cái là tài sản vô giá. Do đó, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”.

- Hãy tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm.

-Hãy áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi.

-Hãy là “người bạn lớn” của con để chia sẻ tâm tư và hướng dẫn con giải quyết những khó khăn thách thức trong đời sống.

-Hãy là gương cho con về ý chí rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con.

-Hãy lắng nghe và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình.

-Hãy đối xử công bằng, không thiên vị, suy bì giữa các con. (con này hơn con kia và ngược lại)

- Hãy học cách kiềm chế trước những lỗi lầm của con.

-Nếu bố mẹ ứng xử chưa phù hợp, hãy tìm thời điểm thích hợp nói lời giải thích và xin lỗi.

Cha mẹ không nên:

- Xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con (chửi rủa, nhục mạ, trừng phạt thân thể,...).

- Xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên.

- Áp đặt, độc đoán; ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích.

- Nói một đằng làm một nẻo, "Tiền hậu bất nhất".

- Bỏ bê con cái: xao lãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con,

- Phân xử bất công bằng trong đối xử giữa các con

- Chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con.

3. Ứng xử trong quan hệ con cái - cha mẹ

Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục con cái. Con được nhận nuôi dù không sinh nhưng cha mẹ có công lao dưỡng dục. Không phân biệt con dâu, con rể, vì vậy, làm con phải biết bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Tùy theo tuổi nhỏ hay đã trưởng thành mà có những ứng xử cho phù hợp.

- Phải kính trọng bố mẹ thể hiện bằng việc làm, lời nói, cách đối xử…

- Phải chăm chỉ học tập và lao động phù hợp với lứa tuổi, giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp.

- Phải thường xuyên thăm viếng, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình. Nếu ở xa nên gọi điện thoại thường xuyên

- Nên hỏi ý kiến cha mẹ trong những việc lớn, coi trọng ý kiến của cha mẹ. Mời cha mẹ chủ trì những việc quan trọng, thay mặt gia đình tiếp xúc với ông bà, họ hàng giúp cha mẹ chăm lo hương khói tổ tiên.

- Nên chăm sóc đời sống vật chất (tùy theo điều kiện), tinh thần khi cha mẹ tuổi cao.

- Nên chia sẻ, gánh vác công việc của đôi bên gia đình (nội, ngoại).

4. Ứng xử trong quan hệ ông bà - cháu

Quan hệ ông bà - cháu là mối quan hệ có tính chất tiếp nối của quan hệ cha mẹ - con. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định.Điều kiện ngày nay, do xu hướng gia đình hạt nhân hóa, tốc độ di cư nhanh nên điều kiện ở gần, chăm sóc có phần suy giảm. Tuy nhiên, con cháu phải:

- Hiếu, kính đối với ông, bà thông qua lời nói lễ phép. Tùy điều kiện kinh tế có thể biếu quà, biếu tiền.

- Thường xuyên thăm hỏi, động viên và chia sẻ tâm tình vì người già thường có cảm giác cô đơn.

- Tham gia các sự kiện của gia đình, dòng tộc để ông bà thầy sự quan tâm của con cháu với người cao tuổi.

5.Ứng xử trong quan hệ anh, chị, em

Ngày nay, mô hình gia đình đã thu nhỏ lại. Gia đình có ít anh chị em ruột hơn. Dù là mối quan hệ huyết thống hay được nhận nuôi, anh chị em trong gia đình, họ hàng đều cần được giáo dục cách ứng xử đoàn kết, thân ái. Anh chị em cần phải:

- Hòa thuận, thương yêu, chia sẻ trách nhiệm chung của gia đình như nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ, việc họ hàng, thân tộc

- Tôn trọng đối với anh, chị, bao dung đối với các em, giữ gìn sự bình đẳng

- Tương hỗ với nhau, hướng dẫn nhau trong học tập, chia sẻ việc nhà theo khả năng (khi còn nhỏ), hỗ trợ nhau lúc khó khăn, đồng cảm chia sẻ nỗi đau thương, động viên tinh thần để gia đình cùng phát triển.


4 TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH:

TÔN TRỌNG - BÌNH ĐẲNG - YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ

Gia đình là nơi hiện hữu và hài hòa các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cháu chắt, ông bà… liên kết với nhau bằng tình cảm và huyết thống. Đó là tổ ấm vật chất và tinh thần thân thiết máu thịt thiêng liêng cao cả. Nơi ấy mọi thành viên đều tìm thấy sự bình yên, tình yêu thương, niềm hạnh phúc, lòng kính trọng và đạo đức hi sinh.

Gia đình có truyền thống lâu đời, tồn tại trong dòng họ, cộng đồng, được hình thành và phát triển bền vững, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, đời nối đời làm nên những giá trị quý báu. Giá trị lớn lao mà gia đình truyền lại đó là cách ứng xử tôn trọng – bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Cũng nhờ báu vật ứng xử này mà gia đình có được tình yêu truyền đời, tình thương bao la, lòng vị tha nhân ái, đức hi sinh cao cả, khả năng duy trì nòi giống mãnh liệt và sức lao động sáng tạo bền bỉ diệu kỳ.

Trong gia đình, việc các thành viên biết tôn trọng nhau đó là yếu tố ứng xử đầu tiên. Ngay từ khi yêu nhau, trong quá trình cảm hóa và chinh phục trước cả lúc hôn nhân, cặp nam nữ đã biết thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau rồi. Sự tôn trọng ấy thể hiện thái độ trân trọng, tin tưởng trọn vẹn ở người bạn tình mà sau này là bạn đời của mình. Sự tôn trọng trong tình yêu ấy đã đưa đến tình chồng vợ và một gia đình mới ra đời trong sự tôn trọng nhau của đôi bên gia đình hai họ.

Nếu trong tình yêu ban đầu có sự tôn trọng, thì khi thành vợ chồng, khi có con cái và chung sống với ông bà cha mẹ nữa thì sự tôn trọng ở mỗi người sẽ phải nhân lên gấp nhiều lần.

Tôn trọng là một đức tính quý giá, không thể ngay một lúc mà có được. Nó được hình thành từ trong tính cách và thái độ ứng xử biết mình biết người. Người biết tôn trọng trong gia đình phải là người tự tin và tự tin nhưng không sa vào tự cao tự đại và để thiếu đi lòng tự trọng cần thiết. Giữ gìn tự trọng trong ứng xử gia đình là tối cần thiết để duy trì từ ngọn lửa hạnh phúc, mãi ấm áp tỏa sáng.

Gia đình là tế bào xã hội đồng thời lại là một xã hội thu nhỏ. Vì vậy trong gia đình phải có tôn ti trật tự theo huyết thống gia tộc, theo thứ tự tuổi tác và theo trình độ vốn sống, sự hiểu biết để tôn trọng nhau cho đúng vai đúng vế, cho hợp lẽ phải.

Cha ông ta đã để lại câu thành ngữ "Cá đối bằng đầu - cá mè một lứa" chính là để phê phán thói hư tật xấu không tôn trọng nhau trong gia đình, họ tộc. Đó là sự quá trớn lỡ đà trong ứng xử gia đình cần phải uốn nắn điều chỉnh theo triết lý nhận thức dân gian: Dạy con từ thủa còn thơ/ Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về.

Tiêu chí ứng xử tôn trọng trong gia đình ở rất nhiều khía cạnh và có những nội dung sâu sắc thể hiện đậm nét qua phong tục, tập quán. Sự tôn trọng về tuổi tác là kính già - yêu trẻ. Đi hỏi già về hỏi trẻ. Người già là cây cao bóng cả được mọi người tôn kính, được tin yêu, được nghe lời, được chăm sóc tốt nhất từ miếng ăn đến giấc ngủ và sự dưỡng lão cần thiết, tốt nhất trong gia đình. Ngược lại trong gia đình những thành viên ít tuổi cũng nhận được nhiều hơn sự tôn trọng khi được chăm sóc dạy dỗ, nâng niu chiều chuộng đúng mức để khôn lớn trưởng thành.

Trong gia đình, sự tôn trọng nghề nghiệp, sở thích đam mê, học vấn, những hạn chế về sự hiểu biết của nhau cũng cần được tôn trọng đúng mức. Đó là thái độ không coi thường người yếu thế, người có điểm xuất phát thấp, học vấn chưa cao. Hoàn cảnh, cảnh ngộ trước khi lập gia đình không thuận lợi cũng rất cần nhận được sự tôn trọng cảm thông chia sẻ. Không nên khơi gợi những chuyện buồn quá khứ, những kỷ niệm rất riêng mà thời gian đã vùi lấp vào dĩ vãng.

Xúc phạm người thân trong gia đình là lỗi lầm khó có thể tha thứ vì nó đi ngược lại sự tôn trọng cần thiết trong đời sống hôn nhân, sự động chạm khơi gợi vào nỗi đau, lòng trắc ẩn, sự bất hạnh, khuyết tật hay yếu đuối đều rất bất lợi cho người thân. Có không ít người đem sự yếu kém của quê quán, dòng họ, gia đình người thân ra để rỉa rói khi giận dữ, hoặc cười cợt khi bông đùa là rất phản cảm. Vô tình họ đã làm tổn thương, hạ nhục người thân trong gia đình mình.

Bình đẳng là tiêu chí cần thiết đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Gia đình từ hai tới nhiều thành viên có từ 1 đến 3 thế hệ. Có gia đình tới 4 thế hệ chung sống gọi là tứ đại đồng đường. Trong điều kiện đó các thành viên gia đình chung sống bình đẳng sẽ tạo cho tổ ấm hạnh phúc, sự hòa đồng thoải mái. Mọi người được bình đẳng sẽ là động lực để phát huy vai trò cá nhân tham gia vào tổ chức cuộc sống gia đình tốt nhất có thể.

Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, là dĩ hòa vi quý, là quá trớn, lạm dụng không phân biệt người trên kẻ dưới, người già người trẻ, người yếu người khỏe, người sống tốt với người có sai lầm khuyết điểm. Bình đẳng được hiểu và vận dụng là sự cân bằng tương ứng giữa quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình. Người gánh vác công việc làm tròn bổn phận của mình được phân công, người được chăm sóc hưởng đầy đủ những điều kiện mình được ưu đãi.

Ý kiến của một người được nhiều người lắng nghe, quan tâm đáp ứng. Công việc chung của gia đình mọi người cùng tham gia. Cách giải quyết các tình huống đối với các thành viên gia đình mang tính dân chủ, công khai, công bằng hợp lý, không thiên lệch, không để xảy ra ghen tị, suy bì, kèn cựa, mắc mớ. Người có lỗi biết nhận lỗi để sửa chữa. Người trong nhà có lòng vị tha, không chấp nhận thành kiến, phân biệt đối xử.

Ngay từ xa xưa, trong lúc khốn khó thì sự bình đẳng vợ chồng trong gia đình cũng để lại trong nhiều câu ca dao bất hủ. Nói về bình đẳng trong lao động sản xuất, chia sẻ gánh vác việc đồng áng có câu: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Trong bữa cơm gia đình dù còn có thể thiếu thốn, nghèo nàn vẫn là sự chia sẻ bình đẳng chan chứa nghĩa tình: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Ngay khi đánh giá về công sức xây dựng gia đình sự bình đẳng cũng thể hiện sinh động của chồng, công vợ.

Thành ngữ mới cũng có câu rất hay về bình đẳng gia đình: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.

Trong gia đình ngày nay hầu như không còn hiện tượng trọng nam khinh nữ như xưa. Sự tôn trọng giới tính, bình đẳng giới đang trở nên phổ biến. Người phụ nữ được bình đẳng, được phát huy mọi sở thích khả năng để làm chủ gia đình và gánh vác công việc xã hội.

Trong gia đình truyền thống, phụ nữ chưa được hưởng sự bình đẳng vì phụ thuộc nhiều vào chồng con. Ngày nay, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ thực sự được bình đẳng khi vừa lao động gia đình vừa tham gia vào lao động xã hội và nuôi dạy, tạo dựng nhân cách con cái. Vị thế phụ nữ gia đình được đánh giá cao ngang hàng với nhau về giới đó là bước tiến lớn của bình đẳng giới, bình đẳng trong gia đình.

Yêu thương là tiêu chí ứng xử số 1 trong quan hệ gia đình. Gia đình hình thành từ xuất phát điểm ban đầu là tình yêu. Khi đã nên duyên vợ chồng và sinh con thì tình thương trở thành báu vật của gia đình.

Tình yêu thương là sự hòa hợp giữa cảm tính và lý tính, giữa cho đi và nhận lại, giữa trách nhiệm với thụ hưởng, giữa sự thiếu vắng với bù đắp để có được không gian hạnh phúc. Tình yêu thương là chất men say, chất kết dính diệu kỳ của mỗi gia đình. Nó trở thành thiêng liêng cao cả không gì có thể sánh bằng, không gì có thể đánh đổi. Đó là báu vật của hạnh phúc mà gia đình nào cũng sẵn có, không cần phải vay mượn. Là cội nguồn cho sức mạnh tình cảm sâu nặng và lòng thủy chung bền chặt keo sơn gắn bó mật thiết ở môi trường gia đình.

Ngay từ thủa hàn vi khốn khó, ngọn lửa yêu thương trong tình cảm vợ chồng, gia đình vẫn ấm nóng, thiêng liêng, cao quý: Chống ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tình yêu thương gia đình đọng lại ở những cử chỉ thân ái, săn sóc, chở che, cảm hóa, cảm mến nhau không ngừng nghỉ. Cho dù những lo toan gánh vác và trắc trở họ vẫn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Tình yêu thương đã làm cho thành viên gia đình biết cảm thông, nhường nhịn, bỏ qua cho nhau những khiếm khuyết, thậm chí cả lầm lỗi mềm yếu và sẵn sàng hi sinh cho nhau đảm bảo để gia đình được hạnh phúc trọn vẹn.

Tình yêu thương gia đình còn bộc lộ ở khả năng tạo dựng không gian sống hạnh phúc. Đó là nơi chốn đầm ấm bình yên để sớm tối đi về, để vững vàng thủy chung và không thể bị sa ngã, lạc lối trước bao cám dỗ ngoài đời. Đó cũng là sự kiên trì cảm hóa, cảm mến nhau, khám phá chinh phục nhau bền bỉ khi luôn giữ trong tim ngọn lửa ấm và hình bóng của nhau. Tự nguyện dâng hiến, tự nguyện yêu thương, tự nguyện thỏa mãn nhu cầu của nhau như một lẽ tự nhiên của tạo hóa của đất trời ban tặng cho nhau.

Câu ca xưa đã thắp lên ngọn lửa yêu thương nồng nàn tình chồng vợ, một sự hi sinh về nhau rất có ý nghĩa: Chàng ơi cho thiếp theo chàng/ Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

Cuộc sống gia đình cần lắm sự chia sẻ, cảm thông động viên khích lệ. Chia sẻ ở đây dành cho cặp vợ chồng tâm tình, tâm tư và thông tin cho nhau những vấn đề đặt ra trong cuộc sống lứa đôi và mối quan hệ với những người xung quanh. Cũng có thể là những chia sẻ của mẹ cha với con cái hoặc con cái với cha mẹ về những điều cần phải bày tỏ trong mối quan hệ gia đình và xã hội liên quan. Với các gia đình sống chung nhiều thế hệ, việc sẻ chia giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, chắt và ngược lại cũng rất cần có để hiểu biết lẫn nhau giải tỏa những điêu chưa thông hiểu, tạo ra sự cảm thông đồng điệu.

Chia sẻ là bức thông điệp yêu thương bày tỏ nỗi niềm đó là thông báo cần thiết hoặc tiếp nhận những thông tin cần thiết để người thân hiểu rõ, hiểu thêm, hiểu sâu, hiểu kỹ những vấn đề vướng mắc, những trăn trở băn khoăn, những gì cần giúp đỡ, hợp tác, giải tỏa, giải quyết tháo gỡ bức xúc trì trệ, ách tắc. Chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ khó khăn thiếu thốn, những hẫng hụt về tình cảm về vật chất cũng trở nên cần thiết với các thành viên trong gia đình. Truyền thống gia đình từ xa xưa đã chắt lọc những thành ngữ về sự sẻ chia rất sâu sắc:

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

- Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh.

Sự cởi mở trong giao tiếp gia đình chính là nhịp cầu nối những yêu thương và xây dựng nên tòa lâu đài hạnh phúc. Nếu không có sự sẻ chia, trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến những khép kín tâm tư, đóng cửa tâm hồn, tạo ra sự cách biệt vợ chồng, cách biệt giữa các thế hệ ở chung một mái nhà. Đó thực sự là những bế tắc, bức bách trong cuộc sống gia đình và là mầm mống cho những hiểu lầm, mâu thuẫn xung khắc, hiện tượng này cha ông ta đã có câu thành ngữ rất chí lý: “Đồng sàng dị mộng”. Người trong một nhà nằm chung một giường nhưng tâm tư, ý nghĩ, tình cảm lại rẽ về hai phía, lại xa cách một cách khủng khiếp. Cái hố sâu ngăn cách tình cảm ấy không dễ gì san lấp, xóa nhòa được. Chỉ có sự sẻ chia mới thoát ra khỏi cảnh đồng sàng dị mộng.

Sự sẻ chia trong sinh hoạt gia đình, trong đời sống vợ chồng không cứ gì phải to tát. Nó nảy nở giao tiếp qua lại bình dị trong bữa ăn, giấc ngủ, trong lời ăn tiếng nói. Chia sẻ công việc gia đình để gắn kết tình vợ chồng. Chia sẻ gánh nặng áp lực trong công việc sẽ làm cho người thân, bạn đời thoải mái hơn.

Nói về một giấc ngủ của cặp vợ chồng khuyết tật cũng biết chia sẻ để tâm đầu ý hợp: Chồng còng mà lấy vợ còng/ Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.

Nói về một bữa cơm gia đình đầm ấm sẻ chia, một nhà thơ đã viết:

Cơm ai xới hạt dẻo mềm

Câu mời mát ngọt lời em đượm tình

Miếng ngon anh gắp cho mình

Chứa chan chồng vợ lung linh mắt cười…

Tình cảm ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô hình gắn bó con người tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc. Giữ bền sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương và chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình. Tiêu chí ưu việt đó chính là cỗ máy thần diệu vận hành mô hình gia đình, tế bào xã hội đảm bảo hài hòa giữa các giá trị gia đình truyền thống với những chuẩn mực tiêu biểu của văn hóa gia đình thời kỳ mới. Nếu nắm trong tay cỗ máy bảo bối này và vận hành nó thành thục chúng ta luôn có được niềm hạnh phúc gia đình vô bờ bến trong tay.

I. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ VỢ CHỒNG

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

CỦA NGƯỜI LÀM VỢ, LÀM CHỒNG

1. Quyền của người vợ, người chồng

1.1. Quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Điều 17, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định năm 2014: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”

Không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình. Khác với quan hệ vợ chồng trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm nay luôn bị quan niệm là hậu phương, là “ngồi xó bếp”, là “lấy chồng phải theo chồng”.

Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong mọi mặt đời sống đòi hỏi cả hai cá nhân cần nỗ lực để thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.

Cho dù vậy, cũng rất khó xác định cách đảm bảo sự bình đẳng trong mọi hoạt động giữa vợ và chồng vì không giống như những quy định trong xã hội có tiêu chí đánh giá cụ thể, trong gia đình, hầu hết mọi hoạt động đều được phân công thực hiện theo những chuẩn mực, cách thức có từ nhiều thế hệ và mỗi cá nhân đều chịu những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vợ/làm chồng. Do vậy, đôi khi tồn tại xung đột giữa mong muốn của cặp vợ chồng với mong muốn từ phía những thành viên khác (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng xử truyền thống và hiện đại.

Do vậy, đôi khi việc thực hiện quyền bình đẳng lại trở nên cứng nhắc như trong tình huống sau:

“Chị C luôn mong muốn vợ chồng phải bình đẳng trong gia đình. Chị C không “cào bằng” nhưng yêu cầu chồng phải luôn bên cạnh vợ, thấy vợ làm gì thì làm cùng. Để tiện “chia sẻ”, vật dụng gì trong nhà chị cũng sắm hai thứ. Nhà có 30m2 nhưng lúc nào vợ một xô nước, một cái chổi, thì chồng cùng nhăm nhăm lấy chổi, xách nước để lau cùng. Khi chị nấu bếp thì anh nhặt rau, chị thái hành, anh rán cá, chị vo gạo. Ngay cả việc giặt quần áo chị cũng đòi anh phải đứng cạnh để “vắt nước”. Khi chị rửa bát thì anh đứng cạnh để lau khô và xếp vào chạn… Hai vợ chồng cứ đủng đỉnh “sánh vai nhau” như vậy khiến anh K sốt ruột. Nhưng khi anh đề nghị mỗi người làm một việc cho nhanh thì vợ anh nhất định không chịu. Chị bảo như vậy thì sẽ có người việc nhiều, việc ít mà tình cảm vợ chồng không được kết nối. Hai người bên nhau sẽ chia ngọt sẻ bùi nhiều hơn.”

Đặc thù mối quan hệ giữa vợ chồng là xuất phát từ tình yêu, từ những cảm xúc, mong muốn, quy ước riêng tư nên sự bình đẳng không phải được thực hiện một cách cứng nhắc, cào bằng mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, dựa trên năng lực, sở trường của vợ và chồng. Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách tự giác và bền vững trong mỗi gia đình.

1.2.Quyền được yêu thương, chung thủy; được chăm sóc, quý trọng

Hôn nhân là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu, sự hòa hợp về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình, chung sống lâu dài. Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếu tố then chốt đểgiữ gìn hạnh phúc gia đình và sự say mê giữa các cặp lứa đôi. Khác với hôn nhân từ những lý do như kinh tế, địa vị, trao đổi lợi ích, hôn nhân vì tình yêu rất cần sự bồi đắp hàng ngày bởi nếu ngọn lửa tình yêu lụi tàn thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất dễ xảy ra.

Quyền được yêu thương thể hiện ở khía cạnh tinh thần bằng sự chăm sóc, tôn trọng, trung thực trong đời sống thường ngày, là những lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ mỗi khi người vợ/chồng gặp khó khăn, đau ốm. Không phải vô cớ mà người xưa lại nhấn mạnh quan niệm “vợ chồng kính nhau như khách”. Khoan hãy bàn đến khía cạnh lễ giáo phong kiến mà chúng ta có thể thấy một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng của mối quan hệ vợ chồng, đó là sự tôn trọng, giữ những nguyên tắc nhất định, không suồng sã để bỏ qua những mong muốn của người khác.

Ở khía cạnh vật chất, tình yêu thương, sự chăm sóc, quý trọng cần được thể hiện không phải bằng của cải mà là nỗ lực mang lại một cuộc sống ổn định, đảm bảo các nhu cầu sống và phát triển để người vợ không cần phải vất vả gánh vác gánh nặng kinh tế một mình.

Sự chung thủy là một trong những tiêu chí ứng xử quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng bởi nó chính là yếu tố then chốt để duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng/hôn nhân. Khi hai cá nhân bước vào hôn nhân là bản thân mỗi người đều xác định họ sẽ gắn bó, yêu thương với người vợ/chồng của mình đến trọn đời.

Quan hệ vợ chồng được kết nối bởi tình yêu, trách nhiệm, sự tôn trọng. Tình cảm này hết sức gắn bó, đẹp đẽ và thiêng liêng, là sự cam kết gắn bó giữa hai cá nhân thành một thực thể và sẽ chỉ thay đổi khi họ không còn sống chung hoặc một trong hai người mất đi.

Chung thủy là chỉ sự không thay đổi, trước sau như một. Tùy theo quan niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc, từng quốc gia qua từng thời kỳ mà quan niệm về sự chung thủy hay nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng có nhiều khác biệt. Các tôn giáo khi bàn tới đạo lý trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình cũng luôn đề cao giá trị của sự chung thủy. Như Phật giáo coi vợ chồng là nhân duyên và luôn nhắc nhở người vợ và người chồng phải giữ sự chuẩn mực đạo đức, tiết hạnh, không nảy sinh tà ý.

Đòi hỏi sự chung thủy cũng là quyền chính đáng của cặp vợ chồng, nhất là khi bối cảnh của cuộc sống xung quanh cặp vợ chồng luôn có nhiều biến động. Những quan niệm cởi mở hơn và đặc thù của các mối quan hệ xã hội có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng. Nếu như trước đây, khi kết hôn, cá nhân có xu hướng hạn chế các mối quan hệ khác giới khác như bạn bè, đồng nghiệp thì hiện nay họ có thể cởi mở hơn và duy trì các mối quan hệ này song song với quan hệ vợ chồng. Sự chung thủy trong xã hội hiện đại không chỉ là việc dành toàn bộ thời gian bên vợ/chồng của mình mà quan trọng là sự cam kết trong suy nghĩ, trung thực trong hành động và toàn tâm toàn ý yêu thương, chăm sóc vợ/chồng của mình.

Cuộc sống hiện nay luôn ẩn chứa nhiều cám dỗ, những chướng ngại cần phải vượt qua. Tuy nhiên, duy trì sự chung thủy chính là khả năng, là sự biểu hiện của người trưởng thành, có lý trí. Giữ gìn sự chung thủy là giữ gìn được lòng tin, sự tôn trọng và tình yêu trong hôn nhân, giúp cuộc hôn nhân được bền vững và cặp vợ chồng trải qua được những sóng gió của cuộc đời.

1.3. Quyền cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

Việc nhà, theo quan niệm của người Việt Nam thường được coi là trách nhiệm của người phụ nữ/người vợ/người mẹ. Rất nhiều loại công việc thường được coi như không tên và không được tính công và vì vậy công sức, sự vất vả, thời gian của người vợ khi làm việc không tên này trong nhiều trường hợp không được nhìn nhận công bằng. Quan niệm đã tồn tại phổ biến trong các gia đình cũng như ngoài xã hội.

Và chính vì phụ nữ phải chịu trách nhiệm làm những công việc không tên/không được trả công và đặc biệt những người phụ nữ vì một số lý do nào đó không tham gia vào lĩnh vực có thu nhập nên tiếng nói của họ trong gia đình trở nên ít có giá trị, thậm chí có những quan niệm nặng nề như “đàn bà ngồi trong xó bếp, biết gì mà tham gia”. Giá trị của người vợ và công sức lao động của họ bị xem thường và bỏ qua.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội được tiến hành năm 2007 tại Hà Tây thì một ngày một người phụ nữ dành năm tiếng để làm việc nhà trong khi đàn ông chỉ dành một hoặc hai tiếng để "giúp một tay/giúp đỡ làm việc nhà".

Tuy nhiên, quyền chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình hiện nay đã được luật pháp quy định và bảo vệ. Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trách nhiệm của vợ chồng là cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Như vậy, được chia sẻ công việc nhà là quyền lợi và nghĩa vụ của cả vợ và chồng chứ không phải là trách nhiệm của riêng người vợ hay sự giúp đỡ, "làm hộ" của người chồng.

1.4. Quyền sống chung giữa vợ và chồng

Khoản 2, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định "Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác".

Như vậy, quyền sống chung nhằm mục đích để quy định việc cùng chung sống sau khi kết hôn nhằm chia sẻ những trách nhiệm, xây dựng sự gắn bó bền vững.

Trên thực tế, có nhiều gia đình vì những hoàn cảnh riêng như công việc, chăm sóc các thành viên khác (như cha mẹ già yếu) nên không thể cùng chung sống. Trong những trường hợp này, cặp vợ chồng cần nỗ lực để hòa hợp, thông cảm và chia sẻ cũng như tìm cách bù đắp, chăm sóc nửa kia của mình.

1.5. Quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đây là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển lành mạnh, tích cực của mỗi cá nhân. Khi chưa kết hôn và đã là người trưởng thành chúng ta dễ dàng hơn khi có thể tự quyết định những vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi đã có gia đình với những sự ràng buộc của trách nhiệm, những lo toan, tính toán không chỉ cho mình mà cả người vợ/chồng và các thành viên khác, mọi lựa chọn đều cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của người còn lại. Đặc biệt là đối với người phụ nữ, ngay cả khi giá trị bình đẳng đã trở thành quyền được pháp luật bảo vệ và quy định thì khi trở thành người có gia đình - với thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ đều dễ gặp phải những cản trở khi thực hiện những quyền trên của mình.

Mỗi người phụ nữ khi bước vào cuộc sống gia đình, bên cạnh việc mang trong mình những trách nhiệm mới của việc làm vợ/làm mẹ thì bản thân họ cũng là những cá nhân có công việc, sở thích, mong ước riêng của mình. Do vậy, họ vẫn được đảm bảo những quyền lợi của mình để tiếp tục tham gia học tập, làm việc. Đối với phụ nữ Việt Nam, bên cạnh việc lao động, học tập, chị em còn chịu trách nhiệm chính trong công việc nhà và chăm sóc con cái do vậy đôi khi quyền lao động, học tập của phụ nữ chưa được đảm bảo đầy đủ. Điều này xuất phát không chỉ do xã hội, các gia đình và bản thân người chồng chưa tạo điều kiện, chia sẻ, động viên người phụ nữ mà bản thân người vợ cũng đôi khi vì ý thức về vai trò của mình mà bỏ qua những cơ hội để phát triển.

Do vậy, hơn ai hết, người vợ phải nhận thức được quyền lợi của mình trong gia đình để tích cực trao đổi với người chồng trong việc chia sẻ việc nhà, chăm sóc con cũng như có định hướng đầu tư hợp lý thời gian, kinh phí cho những mong ước chính đáng trong bước đường phát triển của người vợ.

Trên thực tế, người phụ nữ khi tham gia vào lĩnh vực lao động, việc làm đều thiệt thòi hơn nam giới. Tính đến 01/7/2017 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,5 triệu người, trong đó lao động nam 28,3 triệu người chiếm 52%, lao động nữ 26,2 triệu người chiếm 48%.

Chất lượng việc làm của lao động nữ còn chưa ổn định và thiếu bền vững do lao động nữ thường tập trung trong các lĩnh vực có có trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc có tính bền vững và ổn định không cao[1]. Điều đó dẫn đến tình trạng lương bình quân hàng tháng của lao động nữ làm công hưởng lương thấp hơn so với lao động nam (nữ khoảng 4,58 triệu đồng so với nam là 5,19 triệu đồng).

Mặt khác, tình trạng sa thải lao động độ tuổi 35 trở lên, trong đó phần lớn là lao động nữ đang là một vấn đề lớn đáng báo động cho thị thường lao động hiện nay. Kết quả khảo sát ở một số doanh nghiệp cho thấy có nơi tới 80% phụ nữ tuổi trên 35 làm việc trong các khu công nghiệp bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc. Với lý do chính là do cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt[2]. Vấn đề này Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét để sớm có những giải pháp và can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn còn sự khác biệt về giới trong cách tính lương hưu đối với lao động nam và nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 khi tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam chỉ giảm 2% trong khi lao động nữ giảm tới 10% so với người có cùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu năm 2017.

Những con số này cho thấy sự bất bình đẳng mà người phụ nữ đang phải chịu khi tham gia vào lĩnh vực lao động, việc làm. Do vậy, hơn ai hết, gia đình và đặc biệt là người chồng cần quan tâm tới khả năng và nhu cầu của người vợ để cùng tạo điều kiện cho cả hai người được học tập và làm việc theo mong muốn của mình. Từ việc thực hiện bình đẳng trong gia đình, người phụ nữ mới được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc cũng như xã hội.

Đối với việc tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không phân biệt giữa phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, cũng giống như các lĩnh vực khác, rào cản lớn nhất đối với người phụ nữ có khi lại xuất phát từ chính gia đình, bởi những trách nhiệm mà xã hội “gán” cho phụ nữ. Có những gia đình, hết giờ làm, người chồng có thể dành ít nhất một buổi tối trong một tuần để tham gia hoạt động thể thao hoặc đi gặp bạn bè, giải trí trong khi người vợ của họ phải làm việc nhà đủ bảy ngày trong một tuần. Những quy định của Nhà nước đôi khi chỉ đặt ra những nguyên tắc xử sự chung mà không thể can thiệp vào cuộc sống riêng của mỗi gia đình. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí thời gian, công việc, nguồn lực tài chính để cả người vợ và người chồng đều được tham gia vào các hoạt động xã hội là trách nhiệm của người chồng và các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh những quyền lợi cơ bản được liệt kê ở trên, người vợ còn có những quyền khác được pháp luật bảo vệ như tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng đồng thời rất nhiều quyền, nghĩa vụ khác liên quan tới chế độ tài sản, chấm dứt hôn nhân, con cái.

2. Trách nhiệm của vợ/chồng

2.1. Trách nhiệm của người vợ

* Đồng hành cùng người chồng trong suốt cuộc đời

Người bạn đời có lẽ là một tên gọi phù hợp nhất, thiêng liêng nhất để chỉ những người đã kết hôn bởi không chỉ bên nhau như những người yêu, họ còn giữ vai trò là người bạn bên cạnh nhau suốt cả cuộc đời. Người vợ là người tình, người bạn tri kỷ cùng sánh bước với chồng trong hành trình cuộc sống. Sự đồng hành, gắn bó qua những tháng ngày yêu cho đến khi làm vợ/làm chồng, làm cha/làm mẹ khiến người vợ thực sự hiểu và tôn trọng người chồng của mình. Không chỉ là sự ủng hộ sau mỗi quyết định đúng đắn mà mỗi người vợ còn phải mang trong mình sự sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, đồng cảm với người chồng mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu châm ngôn ấy luôn phù hợp dù bối cảnh xã hội có thay đổi như thế nào. Một ngôi nhà chỉ thực sự thành tổ ấm với những ánh lửa hạnh phúc được thắp lên từ người phụ nữ trong gia đình.

Sự đồng hành bên nhau còn là sự nâng đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người chồng để thực hiện được những mơ ước, mục tiêu trong công việc, trong cuộc sống đồng thời có ý thức chăm sóc, giữ gìn vẻ đẹp, giá trị của bản thân, tránh tâm lý tự tin, an phận, cũng như không lấn lướt, thiếu tôn trọng người chồng.

Đặc biệt khi gia đình hoặc người chồng gặp khó khăn, thất bại, người vợ cần là chỗ dựa để lắng nghe, chia sẻ, động viên và tìm cách hỗ trợ, cùng giải quyết những khó khăn ấy. Trong lúc này, nên hạn chế việc trách móc, hờn giận mà nên xác định cần đồng lòng để vượt qua những thử thách, vì mục đích giữ gìn mái ấm gia đình.

* Giữ vai trò làm vợ

Đời sống hôn nhân của không ít đôi vợ chồng bắt đầu trục trặc khi đứa con đầu lòng chào đời. Người vợ đôi khi vì dành hết thời gian chăm sóc con mà quên đi quyền lợi và nghĩa vụ làm vợ của mình, khiến cho nhiều người chồng cảm thấy hụt hẫng. Hãy lấy lại cân bằng cho cả hai vai trò quan trọng này bằng cách dành thời gian và tận dụng mọi cơ hội để hai người được bên nhau, đặc biệt là những khoảnh khắc riêng tư. Đồng thời, tạo điều kiện cho người chồng tham gia vào quá trình chăm sóc con để cùng chia sẻ ý nghĩa của việc làm cho mẹ cũng như tạo sự gắn kết giữa vợ chồng với đứa trẻ và giữa vợ chồng với nhau. Bạn có thể đặt ra những “quy định” nhỏ về việc bố trí thời gian dành cho người chồng như dành một buổi tối trong tuần để nấu bữa tối, xem một bộ phim trên ti vi hoặc chỉ là để cùng đi siêu thị. Những khoảnh khắc riêng tư sẽ tạo cho cả hai những cảm xúc, động lực để không bị xa cách bởi sự bận rộn dành cho con cái cũng như để củng cố vị trí người vợ/người chồng trong suy nghĩ của nửa kia.

* Duy trì ngọn lửa tình yêu và thể hiện tình yêu

Truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng sự riêng tư trong những mối quan hệ thân mật như vợ chồng. Đó là một truyền thống tốt và phù hợp với văn hóa Việt Nam, tuy nhiên đôi khi nó cũng làm ngăn trở sự phát triển tự nhiên của cảm xúc trong các mối quan hệ gia đình. Các nghiên cứu khoa học đưa ra một số kết luận như trẻ em sống trong môi trường gia đình nhiều tình yêu sẽ có điều kiện để phát triển tự tin, lạc quan hơn và có xu hướng hành xử tích cực với mọi người xung quanh khi trưởng thành.

Là người vợ, bạn nên bày tỏ tình yêu, sự chăm sóc, gắn bó với người chồng trước mặt các con để các con ý thức được về mối quan hệ giữa cha mẹ, học được cách bày tò tình cảm, quan tâm tới người khác. Đồng thời sự khéo léo của người vợ khi duy trì ngọn lửa tình yêu sẽ làm sự đam mê giữa vợ chồng thêm dài, tránh tạo cảm giác nhàm chán, nhạt nhẽo, không cần thiết dễ làm tăng các nguy cơ phai nhạt tình cảm

Công việc và gia đình có thể làm bạn mệt mỏi và bận rộn, nhưng đừng quên tặng chồng những nụ cười, ánh mắt vui tươi, câu chuyện cần chia sẻ, cũng như lắng nghe tâm tư của chồng một cách cởi mở, chân thành. Vì nếu cả hai ít trò chuyện với nhau hoặc tệ hơn là không có gì để nói thì quan hệ vợ chồng sẽ xấu đi.

Đặc biệt, cần quan tâm tới mối quan hệ giữa vợ và chồng trong chốn phòng the, bởi đây là bí quyết duy trì hôn nhân bền vững. Bạn hãy cùng chồng chủ động và sáng tạo khơi nguồn đam mê để đời sống tình dục luôn được mới mẻ. Ham muốn tình dục có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố như mệt mỏi, stress, trầm cảm hoặc sự tẻ nhạt, nhàm chán... Do vậy, bạn đừng giam hãm và ngừng sinh hoạt vợ chồng mà hãy quyến rũ, thể hiện ham muốn và duy trì đều đặn "ngọn lửa đam mê" cùng chồng. Sự thờ ơ, rập khuôn trong tình dục dễ giết chết tình yêu. Khi chồng gặp "sự cố", bạn hãy cảm thông và động viên, không vội thất vọng, chê trách.

* Thủy chung: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp duy trì hạnh phúc, tình yêu và sự bền vững của mỗi gia đình. Cho dù có thể có những người đàn ông mang trong mình những phẩm chất, điều kiện tốt hơn chồng bạn nhưng tình yêu, sự quan tâm, sự gắn bó giữa hai người không phải dễ dàng có được trong một sớm một chiều. Đừng nên vội vã từ bỏ hạnh phúc của mình chỉ vì một vài giây phút yếu lòng.

* Trung thực và tin tưởng: Sự lừa dối và thiếu lòng tin là kẻ thù của hạnh phúc gia đình, của tình yêu. Hôn nhân cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cam kết trung thực với người bạn đời của mình đến trọn đời. Sự trung thực và tin tưởng là hai mặt của một vấn đề về sự cho và nhận, bạn cho đi sự trung thực và sẽ nhận lại sự tin tưởng, toàn tâm toàn ý. Do vậy, cho dù trong cuộc sống có những thay đổi, bất trắc, khó khăn thì người vợ cần giữ sự trung thực với người chồng của mình bằng việc tạo thói quen luôn chia sẻ những vấn đề trong gia đình, không ngần ngại nói ra những khúc mắc, khó khăn hai vợ chồng, không dấu giếm những bí mật có thể gây tổn hại tới quan hệ của hai người và hạnh phúc của gia đình.

Sự tin tưởng cũng là một trong những viên gạch quan trọng để xây dựng nên nền móng tình yêu của vợ và chồng. Tin tưởng là cách thể hiện sự ủng hộ, giao phó cuộc đời cho người bạn đời của mình. Cuộc sống hiện đại với nhiều cám dỗ dễ làm ảnh hưởng tới sự chung thủy của người chồng với người vợ, vậy làm thế nào để duy trì sự tin tưởng cũng như làm thế nào để lấy lại được sự tin tưởng khi người chồng đã trót sai lầm một lần. Khi ấy, hãy thẳng thắn nói với người chồng về việc bạn đã suy nghĩ và trăn trở những gì khi lừa dối và giờ đây đang muốn cho người đó một cơ hội mới. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn sống và thấp thỏm rằng lịch sử có thể lặp lại một lần nữa, hãy tự vấn tại sao bạn rộng lượng ở lần đầu tiên. Nếu bởi đó là vì tình yêu, hãy cho người bạn đời biết những hoài nghi của bạn, còn bản thân bạn hãy tự cho phép mình tin tưởng một lần nữa. Một khi bạn không thể tin tưởng được nữa thì chắc chắn mối quan hệ của vợ chồng bạn sẽ rất khó khăn.

* Giữ hòa khí trong gia đình

Trong cuộc sống gia đình sẽ có nhiều lúc sóng gió, bất hòa. Để tránh xung đột, bạn hãy học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Trước hết là bằng lời nói. Đừng vội to tiếng tranh cãi, khiển trách, chê bai mà hãy biết tìm một điểm tốt dùng lời khen ngợi trước khi phê bình. Thứ hai là cần biết thấu hiểu và cảm thông. Chính lòng nhân ái, vị tha sẽ giúp bạn giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình tĩnh để phân biệt sự đúng – sai, nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh. Thứ ba, biết nhận lỗi khi bạn có lỗi, tránh "bé xé ra to" hoặc tranh cãi không cần thiết.

* Tổ chức đời sống gia đình ngăn nắp và chi tiêu hợp lý:

Tổ chức cuộc sống gia đình là trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới và do đặc thù của sự phân công vai trò trong gia đình Việt Nam thì đến nay, trách nhiệm này vẫn thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Người vợ phải là người chủ gia đình, nắm vững được điều kiện hiện có về tài chính, đặc thù công việc, thời gian sinh hoạt cũng như nhu cầu, đặc điểm của từng thành viên để có kế hoạch sắp xếp cuộc sống cho phù hơp. Mọi hoạt động trong gia đình từ sinh hoạt thường ngày như ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi cho tới việc chăm sóc sức khỏe các thành viên hay kế hoạch tiết kiệm, phân bổ chi tiêu thì người phụ nữ đều cần có kế hoạch.

Bạn phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm, tránh quá tằn tiện hoặc hoang phí. Ngoài ra, bạn cần cùng chồng và con tổ chức những bữa cơm ngon và đủ dinh dưỡng. Một cuộc sống gia đình được tổ chức tốt, thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên và có sự chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương chính là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình bạn.

2.2. Trách nhiệm của người chồng

* Cùng xây nhà và xây tổ ấm

Trong gia đình, người vợ là người neo giữ con thuyền hạnh phúc để bạn trở về bến đậu sau những dặm trường mệt mỏi, là mẹ của những đứa con yêu dấu của bạn. Ngày nay, phụ nữ cũng là người lao động giỏi, có hiểu biết, học vấn cao và có địa vị trong xã hội. Họ cũng đóng góp công sức để phát triển kinh tế gia đình. Vậy với tư cách là một người chồng, bạn cùng vợ mình xây đắp cuộc sống gia đình như thế nào? Đừng suy nghĩ theo lối truyền thống rằng người chồng chỉ cần kiếm tiền là đã đóng góp cho hạnh phúc gia đình. Ngày nay, vai trò làm chồng, làm cha đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là những dấu ấn của người nam giới thể hiện qua sự quan tâm

*Trung thực và tin tưởng: Người vợ thường đặt niềm tin yêu vào chồng, do đó sự gắn kết và tin tưởng giữa hai vợ chồng phụ thuộc rất lớn vào sự cởi mở, trung thực của người chồng. Người vợ sẽ rất thất vọng và đau khổ nếu người chồng lừa dối.

* Giữ gìn sự thủy chung: Sự thủy chung với vợ hay chồng giúp cho mỗi thành viên tìm thấy ý nghĩa đích thực trong đời sống hôn nhân. Trong cuộc đời, không mấy ai không bị ngả nghiêng trước sóng gió, chính sự thủy chung sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng, sự ngưỡng mộ và tin yêu của vợ, con.

Những nghiên cứu xã hội học gần đây về vấn đề bạo lực gia đình cho thấy ngoại tình không phải là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình. Nhưng ngoại tình là một trong những lý do được nhắc đến khá nhiều trong nội dung trao đổi với các phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình khi họ bị chồng đối xử tệ bạc, đánh đập, hắt hủi vì lý do muốn bỏ vợ để đến với người tình.

Cảm xúc của người vợ khi ấy ngoài nỗi đau về thể xác còn là sự tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn, của lòng tin. Do vậy, nếu như không còn tình yêu và mục đích sống chung thì cả hai nên lựa chọn những cách cư xử khác để tránh việc làm tổn thương tình cảm của người vợ.

Hiện nay, pháp luật về hôn nhân, gia đình đã ban hành những quy định với chế tài xử phạt nghiêm khắc hành vi làm tổn hại tới quan hệ vợ chồng, cuộc sống gia đình trong đó có hành vi ngoại tình.

* Biết rộng lượng,tha thứ, yêu thương và chia sẻ: Người chồng có trách nhiệm là người vị tha và tận tụy với gia đình, luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ công việc, niềm vui, nỗi buồn... với người vợ để cả hai vợ chồng luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn.

* Không sử dụng bạo lực gia đình, không gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ:

Trong gia đình ngày nay, vợ chồng đều bình đẳng. Nếu người chồng chỉ muốn thỏa mãn "cái tôi", coi vợ phải phục tùng chồng, không cho vợ bày tỏ quan điểm, chính kiến, không lắng nghe và tôn trọng vợ thì người chồng không chỉ xúc phạm nhân cách của vợ mà còn tự phá hoại hạnh phúc của chính mình và gia đình. Hãy biết tôn trọng nhu cầu và nhân cách của vợ, bạn sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc gấp đôi.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của vợ/chồng trong gia đình. Những số liệu về bạo lực gia đình gần đây ở Việt Nam cho thấy có tới 70% số vụ bạo lực gia đình có đối tượng gây ra là nam giới và thường nạn nhân là phụ nữ – người vợ. Điều này cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ phổ biến hơn đối với nam giới và như vậy là có nhiều người chồng đã lựa chọn cách hành xử này trong mối quan hệ vợ chồng.

Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng hạnh phúc, êm đẹp mà cũng trải qua những sóng gió, khó khăn, bất đồng. Không phải ai cũng có những kỹ năng tốt để xử lý cơn nóng giận hoặc đối mặt với khó khăn một cách bình tĩnh, tuy nhiên người chồng – vốn được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa vững chãi của người vợ không nên hành xử cộc cằn, thô lỗ, bạo lực mà hãy cố gắng trao đổi, xử lý mọi khúc mắc theo chiều hướng tích cực.

Những điều người chồng nên tránh

- Phó mặc mọi việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cho vợ, dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, giao tiếp xã hội: Tổ chức cuộc sống gia đình và chăm sóc nuôi dạy con là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Người chồng không thể chỉ lo kiếm tiền và khoán trắng mọi việc gia đình cho vợ mà cần cảm thông, chia sẻ việc nhà và cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con. Những đứa con được cả cha và mẹ quan tâm nuôi dạy sẽ phát triển nhân cách toàn diện hơn, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn.

- Hành động không trong sáng, minh bạch: Vợ hay chồng đều cần có một "khoảng trời riêng" nhưng không vì thế mà hành động lén lút, mờ ám hoặc giữ khoảng cách lạnh lùng, vợ con bất khả xâm phạm. Khoảng trời riêng là cần thiết để vợ chồng thấy hấp dẫn nhau hơn, tăng thêm tình yêu thương, chứ không phải để đẩy nhau xa hơn.

- Chiều vợ một cách thái quá hoặc thiếu quan tâm đến vợ: Quan tâm, chiều chuộng nhau là liều thuốc bổ của tình yêu. Nhưng không nên chiều theo mọi sở thích của vợ một cách mù quáng; hoặc thờ ơ, vô tâm, bỏ mặc, không quan tâm đến suy nghĩ, tâm tư của vợ.

- Coi thường sự hòa hợp trong quan hệ tình dục: Người chồng luôn phải biết giữ gìn và duy trì tốt sức khỏe tình dục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tình dục của hai vợ chồng. Đừng bao giờ coi thường sự bất hòa trong quan hệ tình dục, bởi điều đó sẽ khiến cho tổ ấm của bạn có nguy cơ bị tan vỡ rất lớn. Khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến quan hệ tình dục của hai vợ chồng, cả hai cần cùng nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ và đưa ra các giải pháp để cải thiện, giải quyết.

- Tìm thú vui ngoài hôn nhân: Hiện nay, rất nhiều người cho rằng có "những phút giây ngoài vợ ngoài chồng" là chuyện bình thường. Quan niệm đó thật sai lầm vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ, sự "có mới nới cũ" càng làm cho chúng ta “cả thèm chóng chán”. Hôn nhân không thể tồn tại bởi sự lừa dối, chưa kể những bệnh lây truyền qua đường tình dục mà người chồng có thể mang về truyền bệnh cho vợ con.

ĐỂ CUỘC SỐNG VỢ CHỒNG HẠNH PHÚC

Trong bối cảnh hiện nay, trước làn sóng hội nhập và phát triển, gia đình Việt Nam đang ngày càng phức tạp và đa dạng do nhiều thay đổi: sự giảm nhanh chóng mức sinh, tuổi kết hôn được nâng cao, một số bộ phận không kết hôn trong cả cuộc đời, gia tăng ly hôn, sinh con ngoài giá thú, đặc biệt là những thay đổi trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái… đã và đang tấn công mạnh mẽ vào nền tảng hạnh phúc gia đình (đặc biệt là xu hướng đề cao cá nhân). Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng gia đình, văn hóa gia đình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những biểu hiện tiêu cực. Trong nhiều giải pháp được đưa ra hiện nay, có thể nhận thấy rằng, một trong những giải pháp quan trọng và mang tính bền vững nhất chính là xây dựng các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, bao gồm: mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ cha mẹ - con cái, mối quan hệ ông bà – con cháu, mối quan hệ anh chị em trong gia đình…trong đó, mối quan hệ vợ chồng được đặc biệt coi trọng bởi đây là mối quan hệ đầu tiên và cơ bản nhất nhằm duy trì sự bền vững của gia đình. Sợi dây ràng buộc, gắn bó vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình không chỉ là những mối liên hệ vật chất mà còn là những mối liên hệ tình cảm. Do đó, các tiêu chí trong mối quan hệ vợ chồng: sự chung thủy, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau và chia sẻ tinh thần, trách nhiệm, tình cảm với nhau giữa vợ và chồng… sẽ tạo nên sự ổn định về tinh thần, sự cân bằng về tâm lý cho mỗi thành viên trong gia đình, góp phần duy trì hạnh phúc và tính bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay.

1.Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp duy trì hạnh phúc, tình yêu và sự bền vững của mỗi gia đình. Thủy chung là việc người vợ, người chồng đều luôn luôn phải có tình cảm trước sau như một, không thay đổi trước bất cứ sóng gió, cám dỗ nào. Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng giúp mỗi người tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực trong đời sống hôn nhân và luôn mong muốn giữ gìn nó. Trước đây trong gia đình Việt Nam truyền thống, sự thủy chung vợ chồng là một giá trị đạo đức rất được coi trọng. Thế nên những kẻ bạc tình bị lên án mạnh mẽ và ly hôn là điều không thể chấp nhận được. Sự tan vỡ của hôn nhân của vợ chồng không còn là chuyện riêng của hai người mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của gia đình, làm “mất mặt” cha mẹ, họ hàng, làng xóm chê cười. Do đó, lý tưởng của hôn nhân phải là một vợ một chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long.

Trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hiện nay, người vợ hay chồng làm việc trong những môi trường khác nhau, tiếp xúc với nhiều người khác nhau, đôi khi có thể có những người có phẩm chất, điều kiện tốt hơn vợ hay chồng mình. Vì vậy, nếu không chung thủy chúng ta dễ dàng bị rơi vào những cuộc tình ái, tìm thú vui ngoài hôn nhân. Điều này dễ gây sự rạn nứt, tan vỡ gia đình. Bởi vậy, trước những đổi thay của tình cảm, sự cám dỗ của những người khác giới xung quanh, những giây phút yếu lòng, người vợ hay chồng luôn luôn phải kiên định, không bị ngả nghiêng và luôn cần giữ lửa hạnh phúc trong gia đình, giữ thăng bằng, tránh vội vã từ bỏ hạnh phúc hay chạy theo tiếng gọi của tình cảm nhất thời mà quên đi những giá trị và tình cảm đã được vun đắp qua những năm tháng bên nhau.

Mặt khác, chung thủy vợ chồng còn là sự không chia sẻ tình dục với người khác ngoài vợ hoặc chồng của mình. Điều này nó không chỉ có ý nghĩa về mặt tự nhiên mà còn mang ý nghĩa đạo đức và được pháp luật quy định. Bởi về mặt tự nhiên, chung thủy trong quan hệ tình dục là một nhu cầu tự thân của những người yêu nhau, chỉ muốn dâng hiến cho người mình yêu. Về đạo đức, dư luận xã hội lên án hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Về pháp luật, luật Hôn nhân và gia đình không cho phép những người đã có vợ có chồng chung sống như vợ chồng với người không phải là vợ hoặc chồng mình.

Sự chung thủy trong quan hệ vợ chồng, cũng như trong tình yêu nam nữ, không phải là thứ tình cảm vĩnh cửu, “nhất thành bất biến”. Nó luôn luôn đứng trước những thử thách, khó khăn. Nó phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật sống và những nỗ lực của các cặp vợ chồng.

2, Tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

Có thể nói, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ vợ chồng, giúp duy trì cuộc hôn nhân bền vững. Bởi sự tôn trọng giữa vợ và chồng sẽ thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng định phẩm chất của mỗi người. Trong cuộc sống vợ chồng có rất nhiều cách thể hiện sự tôn trọng, như: sự coi trọng lời hứa, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày dùng những cử chỉ, hành vi, lời nói, thái độ thích hợp, đề cao nhân thân của người kia, không làm tổn thương hay hạ thấp nhân phẩm …đó đều là những cách để mỗi người thể hiện sự tôn trọng đối với nhau đồng thời thể hiện sự tự trọng của chính mình.

Mặt khác, bản chất của tôn trọng là sự thừa nhận hay ghi nhận sự tồn tại của bên kia như là chính họ chứ không phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong muốn. Do vậy, khi đã là vợ chồng cần tôn trọng cá tính, sở thích, nhu cầu…của nhau. Thực tế cho thấy, trong cuộc sống mỗi người là một cá thể độc lập, có những nét riêng, không ai giống ai từ năng lực, trình độ, vốn sống, sở thích, tính cách…Vợ chồng cần phải nắm bắt những nét riêng đó, vui vẻ chấp nhận và yêu những gì vốn có từ bạn đời. Vợ chồng phải biết loại bỏ tính độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ, cái Tôi của mỗi người. Đặc biệt, trong gia đình Việt Nam truyền thống với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, vai trò của người đàn ông rất được coi trọng. Chính vì thế, người chồng thường có tư tưởng gia trưởng vợ phải phục tùng, vâng lệnh chồng, không được bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình, sự thiếu tôn trọng đối với người vợ. Do đó, trong gia đình vợ chồng cần bình đẳng như nhau, chia sẻ quan điểm, chính kiến góp phần tạo dựng và duy trì hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh sự tôn trọng, vợ chồng cần phải biết thương yêu, hiểu biết và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng như thuận lợi và khó khăn với nhau trong cuộc sống. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết luôn luôn giữ gìn tình yêu buổi ban đầu, duy trì “ngọn lửa đam mê”, vun đắp và phát triển nó trong suốt cuộc đời. Để làm được điều này, mỗi người phải luôn bày tỏ tình cảm của mình với người bạn đời bằng nhiều cách khác nhau, dành thời gian cho nhau và tạo không gian lãng mạn riêng cho hai người. Có thể đó là những lời nói, cử chỉ yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ người chồng đừng quên hôn nhẹ vợ và nói lời tạm biệt mỗi buổi sáng đi làm, hay người vợ đừng sao nhãng những bữa ăn ngon cho gia đình, hãy luôn dành cho nhau những lời yêu thương, lãng mạn…và đừng quên luôn thể hiện cho người bạn đời thấy rằng họ là người quan trọng nhất đối với mình. Đó chính là “gia vị” cho tình yêu, thắp lửa yêu thương trong con người bạn và người bạn đời của mình.

Cuộc sống có rất nhiều điều thú vị nhưng cũng đầy sóng gió. Chính vì vậy, dù trong bất kì hoàn cảnh nào vợ chồng đều phải biết chia sẻ, cùng chung lưng đấu cật, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua những bước thăng trầm. Do đó, khi gặp khó khăn vợ chồng cùng nhau động viên, chia sẻ, cùng nhau chèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc.

3.Trách nhiệm của vợ chồng trong cuộc sống gia đình: chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình

Có thể nói, yếu tố khởi đầu tạo nên gia đình chính là hôn nhân. Từ quan hệ hôn nhân tạo nên các mối quan hệ khác. Trong đó, hôn nhân là yếu tố nền tảng tạo sự bền vững của gia đình. Để duy trì được cuộc hôn nhân bền vững, mỗi người khi làm vợ, làm chồng không chỉ giữ gìn và thắp lửa tình yêu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn mà còn có trách nhiệm, bổn phận với nhau và với chính cuộc sống mà cả hai cùng tạo dựng. Nghĩa vụ, trách nhiệm đó được thể hiện qua việc vợ chồng cùng chăm sóc nhau, cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, làm việc nhà và đóng góp tài chính.

Khi đã là vợ là chồng mỗi người cần phải biết dành thời gian cho nhau và cho con cái. Trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, dường như ai cũng có công việc, sự nghiệp riêng. Nhiều người vì tính chất, áp lực công việc và những mục tiêu theo đuổi mà sao nhãng hoặc quên đi việc chăm sóc người bạn đời của mình, chăm sóc con cái. Khi công thành danh toại nhìn lại mới nhận ra rằng mình đã đánh mất đi một phần giá trị đích thực của cuộc sống. Do đó, ngay từ những năm tháng đầu tiên của đời sống vợ chồng, cả hai cần có sự trao đổi, thống nhất về việc chăm sóc gia đình, con cái. Mỗi người hãy coi con cái như là sự nghiệp của mình thì chắc chắn chúng ta sẽ biết cách sắp xếp công việc, dành thời gian cho con. Cha mẹ luôn luôn cần phải biết nuôi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho con cái; chăm lo, tạo điều kiện học tập, phát triển đạo đức, trí lực, bảo vệ quyền lợi đồng thời là tấm gương sáng cho con. Tổ chức cuộc sống vợ chồng và chăm sóc, nuôi dạy con là trách nhiệm của cả vợ và chồng. Do đó, người chồng cần tránh việc phó mặc mọi việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái cho vợ. Thay vào đó, cả hai hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình nhằm xây đắp tổ ấm hạnh phúc.

Bên cạnh đó, sự chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp về tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước đây, trong sự phân định chức năng, nghĩa vụ đối với gia đình ông cha ta từng nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Như vậy, trách nhiệm chính của người chồng là kiếm tiền nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho gia đình còn người vợ sẽ là người giữ gìn hơi ấm gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, trách nhiệm đó được san sẻ cho cả vợ và chồng. Vợ chồng phải cùng nhau gây dựng, chung lưng đấu cật, tìm kiếm cơ hội làm giàu, phát triển kinh tế gia đình. Dù là vợ hay chồng cũng phải luôn ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với nhau trong công việc, sự nghiệp. Tránh trường hợp mỗi người chỉ biết tạo dựng theo đuổi sự nghiệp cá nhân mà quên đi hoặc coi khinh người bạn đời của mình. Hoặc đôi khi một người vợ hoặc chồng chỉ an phận thủ thường, ỷ lại vào người kia, sống lười biếng, vô trách nhiệm. Nếu trong cuộc sống vợ chồng cả hai không có đóng góp chung về tài chính, kinh tế gia đình khó khăn dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và những rạn nứt không đáng có, hậu quả có thể là “Ai đi đường nấy”, “Tan đàn xẻ nghé”. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, hạnh phúc gia đình cần được tạo dựng từ nền tảng vững chắc mà hơn hết là việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất đồng thời là cơ sở để đáp ứng nhu cầu tinh thần. Khi cả hai nhu cầu đó được thỏa mãn thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, vui vẻ, cùng chung sức chung lòng tạo dựng mái ấm gia đình.

4. Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau

Có thể nói, giao tiếp vợ chồng là chỉ báo quan trọng phản ánh đời sống tinh thần của các cặp vợ chồng. Điều này được thể hiện qua việc vợ chồng có thường xuyên giao tiếp với nhau không, các cách thức giao tiếp và sự chia sẻ, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung trong cuộc sống. Điều đầu tiên trong giao tiếp vợ chồng là sự biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. Dù là vợ hay chồng, cả hai đều cần phải biết đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau. Trong lắng nghe, vợ hay chồng không chỉ nghe đơn giản bằng tai (nhằm lưu giữ và định dạng thông tin) mà quan trọng hơn là nghe bằng mắt, bằng cả trái tim để hiểu được những cảm xúc, nhu cầu của người kia. Điều đó có nghĩa là lắng nghe không chỉ những điều người khác nói nên lời, mà cả những gì không nói lên được, những gì bộc lộ qua ngôn ngữ không lời: ánh mắt, nét mặt, tư thế, điệu bộ... Người nghe phải quan sát cả thái độ người nói cộng với phán đoán, sự trải nghiệm trong cuộc sống, hoặc cần có sự đồng cảm giao thoa giữa người nói với người nghe thì mới có thể thấu hiểu được “ý tại ngôn ngoại” của thông tin người nói phát ra. Điều này sẽ giúp tạo dựng được tình cảm tốt đẹp giữa vợ và chồng vì đã đáp ứng được nhu cầu, mong muốn được hiểu, được khẳng định, được đánh giá cao, được cảm thấy có ích từ cả hai phía. Sau khi đã đáp ứng nhu cầu chủ yếu đó, cả hai người có thể tập trung phát huy sự ảnh hưởng và giải quyết vấn đề.

Sự giao tiếp giữa vợ và chồng đôi khi đơn giản chỉ là sự chào hỏi nhau bằng những cử chỉ, lời nói thân mật, điện thoại nhắn tin cho nhau mỗi khi đi công tác xa, tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, tặng hoa, tặng quà cho nhau…nhằm biểu lộ sự quan tâm, sự yêu thương và vun đắp tình cảm.

Mặt khác, giao tiếp vợ chồng không chỉ giới hạn trong phạm vi vợ chồng mà còn bao hàm cả giao tiếp của vợ chồng với những người có quan hệ với người vợ hoặc người chồng của mình như bố mẹ, họ hàng, anh chị em, hàng xóm, bạn bè…Mỗi người dù là vợ hay chồng đều có những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và nhiều mối quan hệ khác. Do đó, vợ chồng phải luôn biết tôn trọng các mối quan hệ của nhau. Người ta thường nói “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, là người vợ bạn phải luôn biết hòa đồng, quan tâm đến bạn của chồng, tránh làm mất thể diện của chồng trước bạn bè. Ngược lại, người chồng cũng phải luôn biết và tôn trọng các mối quan hệ của vợ. Vợ chồng cùng phải biết quan tâm đến họ hàng nội ngoại đôi bên, giữ gìn mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Nhìn chung, cho dù ở hoàn cảnh nào thì vợ chồng luôn cần chăm sóc, bồi đắp đời sống tinh thần giữa các thành viên và cùng sát cánh bên nhau.

Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng phải biết giữ hòa khí và phải biết thỏa hiệp. Đây là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết: “Thuận vợ thuần chồng tát bể đông cũng cạn” hay “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”. Do đó, khi vợ chồng bất đồng quan điểm mỗi người nên kiềm chế cái tôi của mình. Không nên vì cái tôi mà khăng khăng làm theo ý mình, cho rằng mình đúng và quyết bảo vệ đến cùng. Điều này không hề có lợi trong quan hệ vợ chồng mà trái lại dễ gây mâu thuẫn, xung đột dẫn đến sự rạn nứt tình cảm và dần dần tan vỡ gia đình. Khi không cùng quan điểm vợ chồng nên tìm cách để có thể nói chuyện được với nhau một cách cởi mở, chân thành trên tinh thần xây dựng; học cách ứng xử khéo léo, tế nhị. Mỗi người hãy cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thông cảm và thấu hiểu. Đồng thời, vợ chồng phải biết thương kính, nhường nhịn nhau, rộng lượng, tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhau mỗi khi ai vi phạm sai lầm, sơ suất. Chính lòng nhân ái, vị tha sẽ giúp mỗi người giảm được sự căng thẳng, tức giận, bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, phân biệt đúng/sai và cùng nhau sửa lỗi.

Gia đình là tế bào của xã hội “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” (chủ tịch Hồ Chí Minh). Bởi thế mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao gia đình, coi gia đình là quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người đồng thời quan tâm đến việc hoạch định chính sách chiến lược về gia đình, giáo dục thế hệ trẻ ý nghĩa xây dựng gia đình. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề gia đình và giáo dục gia đình luôn được đề cao và quan tâm. Chính vì vậy, nhiều văn bản, chỉ thị được đưa ra nhằm định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, xây dựng các tiêu chí ứng xử trong các mối quan hệ trong gia đình. Trong đó, ứng xử vợ chồng vẫn luôn là một trong những mối quan hệ chủ yếu, cơ bản cần được quan tâm. Trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, trước làn sóng hội nhập và phát triển, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều thay đổi (sự bình đẳng giữa vợ và chồng, đề cao giá trị cá nhân…), tuy nhiên, điều cơ bản và thiết yếu nhất để duy trì, giữ gìn hạnh phúc vợ chồng vẫn được xây dựng trên những nền tảng căn bản: sự thủy chung, nghĩa tình, trách nhiệm, sự tôn trọng, yêu thương lẫn nhau…bởi xét cho cùng thì hạnh phúc chính là sự xẻ chia. Nếu cả hai vợ chồng cùng cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn với cuộc sống gia đình thì chắc chắn rằng ngọn lửa tình yêu, hạnh phúc sẽ luôn thắp sáng trong mỗi mái nhà, tổ ấm thân thương của chúng ta.

VỢ CHỒNG THỦY CHUNG, TÌNH NGHĨA,

TRỌN VẸN TRÁCH NHIỆM

Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển bền vững của gia đình. Đây là vấn đề cốt lõi nhu cầu tình cảm tinh thần của đời sống vợ chồng nó chi phối mọi thành viên trong gia đình và tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi dạy con nhỏ.

Quan hệ vợ chồng được hình thành giữa người nam và người nữ khi họ có quan hệ hôn nhân. Hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết tất yếu của quy luật tự nhiên giữa một nam và một nữ. Quan hệ vợ chồng là sự kết hợp nhiều mặt trong cuộc sống của một người đàn ông và một người đàn bà, đó là: tình yêu, lòng tận tụy, quan hệ giao tiếp bạn bè, những công việc chung, cùng với sự đồng cảm, chia sẻ với công việc riêng của mỗi người.

Nghĩa vợ chồng gắn với lòng nhân ái, nhân hậu tự nhiên của con người khiến đôi vợ chồng gắn bó với nhau suốt đời, dù khi tình yêu bồng bột của tuổi trẻ không còn, nghĩa vợ chồng giúp họ vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch rất khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều năm của một gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi vợ chồng, cùng với sự đòi hỏi của họ về tự do cá nhân, về hạnh phúc cá nhân và sự riêng tư trong đó tình yêu là tình nghĩa là yếu tố cơ bản nhất.

Theo Ph. Ăng- ghen, thì vợ, chồng, gia đình là “những thiên chức mang trong nó những nghĩa vụ nhất định”. Bởi vậy, nếu như vợ, chồng không chú ý đến điều đó để chia sẻ trách nhiệm gia đình thì tình yêu lãng mạn sẽ va chạm với những khó khăn hàng ngày trong cuộc sống gia đình. Để quan hệ vợ chồng vững bền thì hai người cần phải biết cách giữ gìn lâu dài mối quan hệ thân ái và tôn trọng nhau: không để xảy ra cảnh người chồng toàn quyền, ra lệnh bắt vợ phải tuân theo, hay người vợ luôn lấn át ý kiến của chồng, mà mọi việc phải cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, nhường nhịn, bỏ qua những va vấp trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời khi cần phải cương quyết thuyết phục để giải quyết công việc gia đình êm thấm hạnh phúc.

Trước đây, ở các nước phương Đông như Việt Nam, tính ổn định của gia đình truyền thống phụ thuộc vào chính các mối quan hệ liên kết trách nhiệm của đôi vợ chồng, của cha mẹ đối với con cái và ngược lại. Sự phân công lao động trong gia đình mang nặng tính chất truyền thống: người chồng là trụ cột kinh tế đem lại thu nhập cho cả gia đình, người vợ chăm sóc và phục vụ chồng con.

Trong xã hội ngày nay, hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, hòa thuận, được pháp luật cho phép là quan hệ vợ - chồng. Đây là mối quan hệ vừa mang tính pháp lí, vừa mang tính tình cảm sâu đậm giữa hai con người thuộc hai giới kết hợp với nhau.

Mối quan hệ vợ chồng không còn là sự phụ thuộc của người phụ nữ vào người chồng như ngày xưa mà đã bình đẳng hơn, dân chủ hơn. Cả phụ nữ và nam giới đều tham gia vào lực lượng lao động xã hội và mỗi cá nhân đều có vị trí nhất định trong xã hội. Trong gia đình, họ cùng nhau chia sẻ những công việc gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Gia đình đề cao lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng. Coi đó là báu vật phải trọn đời gìn giữ nâng niu. Nhưng thủy chung và và tình nghĩa trong mối quan hệ vợ chồng không tự dưng mà có, không từ đâu mà đến. Nguồn năng lượng tình cảm này phải bắt nguồn từ tình yêu thương, phải được hình thành trong nền giáo dục gia đình được nuôi dưỡng trong dòng chảy nhân ái của cuộc sống.

Thủy chung tình yêu cần được gieo mầm trên mảnh đất màu mỡ giá trị nhân văn và tri thức cuộc sống. Thủy chung tình nghĩa vợ chồng trong đời sống gia đình cũng cần được giáo dục, rèn luyện thử thách, trải nghiệm.

Đời sống con người phải trải qua không ít những hoàn cảnh thậm chí nghịch cảnh và sự éo le số phận thử thách lòng chung thủy con người. Cuộc sống lắm khi cũng gây ra những xáo động, những biến cố, những thăng trầm những trải nghiệm trớ trêu để thử thách bản lĩnh con người về lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng.

Ngoài xã hội cũng không ít mật ngọt cám dỗ, những viên đạn bọc đường, những xa hoa phù phiếm, những bóng gió lả lơi, cạm bẫy để cho ai đó có những giây phút chênh vênh, ngả nghiêng say nắng. Lúc đó chính là thước đo, là phép thử của lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng để vững vàng vượt qua không tự đánh mất mình.

Trong quá khứ biểu tượng của lòng chung thủy son sắt của người vợ đã được dân gian tôn vinh qua hình tượng nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá trên đỉnh núi cao miền biên ải Xứ Lạng. Bi kịch về lòng thủy chung đến mức hóa đá còn lay động biết bao trái tim cảm phục mến mộ qua các thời đại.

Từ trong xa mờ của lịch sử hình ảnh Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa đền nợ nước trả thù nhà. Tấm gương của nữ anh hùng Trưng Nữ vương trả thù cho chồng bị giặc ngoại xâm sát hại là biểu hiện cho lòng thủy chung, lẫm liệt, tiết hạnh. Mối tình thủy chung đó viết lên trang sử vàng chói lọi ngay từ những thập kỷ đầu thiên niên kỷ thứ I lịch sử Việt Nam.

Trong 3 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ, chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược đã thử thách lòng chung thủy của hàng triệu cặp vợ chồng ở hai miền Nam Bắc. Họ đã xa nhau chờ nhau cả mấy chục năm trời với lòng thủy chung trọn vẹn và niềm tin sắt đá vào ngày sum họp của gia đình. Lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng thiêng liêng đó đã trở thành những biểu tượng cao đẹp trong thời đại Hồ Chí Minh chói lọi. Khi người chồng đi đánh giặc người vợ thủy chung son sắt đợi chờ:

Anh đi gìn giữ nước non

Tóc xanh em đợi lòng son em chờ...

Lòng chung thủy là một phẩm chất tốt đẹp vốn tiềm tàng trong mỗi lứa đôi, trong mỗi cặp vợ chồng. Cho dù cảnh ngộ có phải xa nhau muôn trùng sông núi thì niềm thương nỗi nhớ vẫn canh cánh bên lòng. Nỗi nhớ nhung khắc khoải ấy lại bắt nguồn và duyên cớ từ những điều tưởng như nhỏ bé, đơn sơ mộc mạc và bình dị:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương...

Truyền thống gia đình, tình yêu và hôn nhân đã mạnh mẽ phê phán lên án những người đi ngược lại sự thủy chung không trọn vẹn trước sau như một để đứt gánh giữa đường dang dở tình duyên, tan đàn sẻ nghé, tan cửa nát nhà.

Đã không ít những người thiếu đi sự thủy chung trọn vẹn, đứng núi này trông núi nọ, rồi tham bát bỏ mâm khiến cho hạnh phúc tình yêu nhạt phai, đổ vỡ. Cũng có người không biết nâng niu quý trọng tình yêu hôn nhân hạnh phúc gia đình để buông thả, sa ngã dẫn đến lầm lỡ.

Với những hành vi sai trái: “Khôn ba năm dại một giờ” họ đã không biết trân trọng giữ gìn trinh tiết, đạo đức, nhân phẩm để rồi sa ngã vào chỗ tối tăm. Họ đã tự đánh mất phẩm hạnh, tiết hạnh của mình, tự đánh mất mình vì những tham muốn thấp hèn trong chốc lát. Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho những ai xa rời lòng chung thủy, bỏ rơi tình nghĩa sâu nặng vợ chồng dẫn tới lầm đường lạc lối.

Một thái độ khác cũng được xã hội truyền thống và đương đại lên án kịch liệt đó là thói trăng hoa, gian díu, trai gái quan hệ bất chính ngoài hôn nhân. Hành động này dù được che đậy đắp điếm, nhưng đó là sự phản bội tình yêu và lòng chung thủy. Đây là nguy cơ rạn nứt tình cảm dễ dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình.

Thói hư tật xấu này không thể dễ dàng giả dối, giả tạo, che đậy lấp liếm mãi được. Một khi sự việc tai tiếng ấy bị lộ tẩy, hành động xấu xa đê tiện bị phanh phui, bị vạch mặt, sự thật bị bóc trần trơ trụi khác nào cháy nhà ra mặt chuột. Khi ấy thì bản thân nhận quả đắng tiếng xấu để đời. Gia đình phải gánh chịu cảnh cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Cái giá của sự phản bội lòng chung thủy là quá đắt với một đời người.

Trong đời sồng hôn nhân gia đình, tình yêu chiếm một vị trí rất quan trọng. Đó là phần hồn của mái ấm thiên đường hạnh phúc. Khi đôi lứa bắt đầu nói lời yêu nhau ấy là lúc tình yêu nhen nhóm. Khi đôi lứa kết hôn ấy là lúc tình yêu vào độ chín của mùa hoa thơm, trái ngọt.

Sau khi kết hôn cặp vợ chồng trong một túp lều tranh hai trái tim vàng ấy bắt đầu cuộc sống rất mới mẻ, cũng là lúc nảy nở một thứ tình cảm khác rất mới lạ nhưng nó lớn dần lên bền chặt mãi đến điểm cuối của cuộc đời. Đó là tình nghĩa vợ chồng.

Có thể nói tình nghĩa vợ chồng là biểu hiện sắc thái của tình cảm mức độ sâu đậm bền chặt thấu hiểu cảm thông ở mức độ cao. Tình yêu thủa ban đầu còn mang tính cảm tính nhưng tình nghĩa thì đã mang chất lí tính. Đó là quá trình thực hiện lời hứa, lời thề thủy chung son sắt. Đó là hành trình của lứa đôi khám phá trải nghiệm niềm hạnh phúc làm mẹ làm cha, làm ông làm bà...

Khi tình yêu lứa đôi có độ chín, có độ sâu thì lúc đó nảy sinh và phát triển tình nghĩa vợ chồng. Rất đúng như thành ngữ dân gian có câu: “Tình sâu nghĩa nặng” vợ chồng tay ấp má kề, chung chăn chung gối...

Tình yêu vợ chồng không có chất bồng bột, ma lực mãnh liệt, bốc lửa như ở tình yêu, nhưng nó có độ chín chắn, đằm sâu, nồng hậu, nồng nàn âm thầm và bền bỉ. Nó dẫn dắt cặp vợ chồng trải nghiệm niềm hạnh phúc. Nó đưa cặp vợ chồng vượt qua những khó khăn gian khổ, thử thách chông gai chia ngọt sẻ bùi. Nó tạo ra sự xung mãn của niềm hạnh phúc theo quan niệm dân gian “gừng càng già càng cay”.

Tình nghĩa vợ chồng có sức mạnh bền bỉ dẻo dai bởi sự thông hiểu sâu sắc nhau, sự nhường nhịn, săn sóc nhau sự đáp ứng nhu cầu của nhau và sự bù đắp những thiếu thốn hẫng hụt cho nhau lên tới mức hoàn hảo gắn bó khăng khít. Tới mức độ đến một lúc nào đó không gì và không ai có thể thay thế. Bởi vì “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Những người sống không trọn vẹn với người mình yêu thương phản bội tình nghĩa vợ chồng bị gia đình cộng đồng, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ, coi đó là sự xấu xa tệ hại nhất. Bởi họ nỡ sống “Tham vàng bỏ ngãi”, “Tham bát bỏ mâm” ngập ngụa chìm đắm nơi chốn “Già nhân ngãi non vợ chồng”. Tự mình chuốc lấy tai ương nghiệp chướng, chịu sự trừng phạt của số phận theo quan niệm dân gian.

Tình nghĩa vợ chồng trọn vẹn trách nhiệm còn thể hiện ở những cử chỉ quan tâm, săn sóc, chiều chuộng lẫn nhau, dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Vợ chồng biết tin cậy lẫn nhau, lắng nghe nhau để hiểu rõ những nhu cầu của nhau để đáp ứng trọn vẹn. Tình nghĩa vợ chồng tuy chỉ bằng những lời nói, cử chỉ, việc làm giản đơn thường nhật nhưng lại có giá trị biểu cảm sâu xa, mặn nồng đằm thắm không ai có thể thay thế được.

Trong cuộc sống có biết bao tấm gương tình nghĩa, tận tụy hy sinh cho nhau, săn sóc nhau hàng chục năm trời ròng rã khi một trong hai người bị rủi ro, đau ốm. Chỉ có tình yêu thương nghĩa vợ chồng mới có được đức hy sinh tận tụy, bền bỉ, nhẫn nại, kiên trì trọn vẹn đến như vậy.

Tình nghĩa vợ chồng còn thể hiện ở nghĩa khí trước sau như một, sự nhất quán cần thiết trong ứng xử với nhau để tạo dựng trong nhau niềm tin tuyệt đối vào người bạn đời mà mình tự nguyện gắn bó, trao thân gửi phận:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đó là lời răn dạy cho mọi người nhưng với tình chồng vợ lại càng rất đúng, rất cần thiết. Dân gian còn có câu: “Nói ngọt lọt tới xương” rất phù hợp với xưng hô giao tiếp vợ chồng trọn vẹn trước sau như một. Cho dù hoàn cảnh nào cũng không thể xảy ra vướng mắc, xung khắc, cha ông xưa thường răn dạy các cặp vợ chồng:

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.

Văn hóa ứng xử trong tình yêu hôn nhân, trong đời sống vợ chồng là nhịp cầu nối lứa đôi với bến bờ hạnh phúc. Đó là một nội dung quan trọng trong tiêu chí ứng xử gia đình. Nét đẹp truyền thống về tình yêu hôn nhân tình nghĩa vợ chồng trọn vẹn trách nhiệm đang được tiếp nối phát huy trong cuộc sống đương đại gặt hái những kết quả rất đáng trân trọng trong nền tảng văn hóa gia đình Việt Nam hôm nay và mai sau.

(Nguồn từ Phòng VHTT – Xuân Mùi Thực hiện)



[1] 70% lao động nữ thường làm trong các ngành, lĩnh vực như dịch vụ, dệt may, da giày; 62,4% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương/công và tự làm; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn; 43,6% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

[2] Nghiên cứu của Viện Công nhân công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2017
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC